Trị viêm họng tại nhà an toàn, hiệu quả

Đánh giá bài viết

Viêm họng thường gây ngứa, đau rát cổ họng khiến nhiều người khó chịu. Thông thường, viêm họng sẽ tự khỏi sau một thời gian, tuy nhiên với một số người nếu không được điều trị kịp thời, viêm họng có thể trở nặng và để lại nhiều biến chứng. Chính vì vậy, cách trị viêm họng tại nhà đang được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là các cách trị viêm họng tại nhà an toàn, hiệu quả chúng tôi muốn gửi tới bạn.

Trị viêm họng tại nhà bằng mẹo dân gian

Nước muối sinh lý giảm viêm họng

Nước muối sinh lý (chứa thành phần chính là NaCl) đã được chứng mình là có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và làm giảm các bệnh lý đường hô hấp. Khi súc miệng bằng nước muối, các phân tử muối sẽ hút nước ra khỏi mô miệng, đồng thời tạo ra hàng rào muối ngăn nước và các mầm bệnh có hại quay trở lại bên trong. Cũng chính vì vậy mà nước muối thường được dùng cho bệnh nhân bị viêm họng, nhiễm trùng xoang,…1

Nước muối sinh lý giảm viêm họng
Nước muối sinh lý giảm viêm họng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1250ml nước ấm, cho thêm nửa thìa muối trắng (muối hột), khuấy đều.
  • Súc miệng 1 – 2 lần, sau đó ngậm 1 lượng vừa đủ trong 3 phút để làm sạch vi khuẩn.
  • Duy trì 2-3 lần/ngày.

Gừng tươi

Tác dụng theo đông y: Gừng còn gọi là khương, sinh khương, can khương. Tên khoa học Zingiber offcinale Rosc. Thuộc họ Gừng Zingiberaceae. Gừng có vị cay, tính hơi ôn, vào ba kinh phế, tỳ và vị. Nó có tác dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, dùng chữa ngoại cảm, đờm ẩm sinh ho,….

Tác dụng theo y học hiện đại: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong gừng có chứa các chất có tính chống viêm, giúp kiểm soát hoặc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh. Tác dụng chống viêm của gừng đó là ngăn chặn các protein gây viêm trong cơ thể, qua đó giúp làm dịu cơn đau họng, ngứa họng.2

Gừng tươi giảm viêm họng tại nhà
Gừng tươi giảm viêm họng tại nhà

Cách dùng

  • Cách 1: Ngậm 1 lát gừng tươi vào buổi tối. Đặt lát gừng vào sát vùng hầu họng để giảm cảm giác đau rát và tăng hiệu quả.
  • Cách 2: Pha trà gừng mật ong. Cắt lát 1 củ gừng tươi rồi đun với 200ml nước, để sôi tầm 15 phút rồi cho thêm mật ong. Khuấy đều và uống thay trà vào buổi tối trước khi ngủ.

Lưu ý khi dùng

  • Không dùng gừng trị viêm họng cho người đang trong thời gian uống thuốc chống đông máu, thuốc chẹn kênh canxi điều trị tăng huyết áp.
  • Không dùng gừng cho người mới phẫu thuật hoặc chuẩn bị phẫu thuật.
  • Không dùng gừng cho người thường xuyên bị chảy máu cam, chảy máu chân răng,…

Mật ong

Tác dụng theo đông y: Mật ong có vị ngọt, tính bình; vào kinh tâm, tỳ, vị và đại trường. Nó có tác dụng bổ trung, nhuận phế, thông tiện, giải độc. Mật ong thường được dùng để trị viêm khô khí phế quản, ho khan ít đờm, tắc ngạt mũi, viêm loét miệng.

Tác dụng theo y học hiện đại: Mật ong có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe đã được nghiên cứu chứng minh như tính chất chống oxy hóa, đặc tính chống viêm, khả năng kháng khuẩn, chống ung thư,…3

Dùng mật ong giúp giảm viêm họng tại nhà
Dùng mật ong giúp giảm viêm họng tại nhà

Cách dùng

  • Cách 1: Ăn trực tiếp mật ong để giảm viêm họng (khoảng 1 thìa cà phê mỗi ngày).
  • Cách 2: Uống nước mật ong ấm mỗi sáng. Pha 1 thìa cà phê mật ong với 200ml nước ấm, khuấy đều rồi uống vào buổi sáng.

Lưu ý khi dùng

  • Không dùng mật ong chung với hành, tỏi sống và đậu nành. Đây là những thức đại kỵ với mật ong, nếu dùng chung sẽ gây chướng bụng, bị nặng có thể gây tử vong.
  • Không dùng mật ong cho người thể nhiệt như nóng trong người, lòng bàn tay/chân nóng, ợ hơi, nhiệt miệng,… do bản thân mật ong cũng có tính nóng, nếu dùng nhiều có thể gây hỏa vượng, tức ngực, khó chịu.
  • Không dùng mật ong pha với nước nóng trên 60 độ, chỉ nên pha với nước ấm. Nếu nước quá nóng sẽ khiến các chất trong mật ong bị biến đổi, hình thành nên chất gây ung thư – HMF (hydroxymethyl furfuraldehyde).

Bạc hà

Tác dụng theo đông y: Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa và chống viêm. Bạc hà thường được dùng để trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, sốt, đau họng, viêm hầu, ho.

Tác dụng theo y học hiện đại: Các nghiên cứu từ năm 2013 đến nay đã chỉ ra rằng, bạc hà hoạt động như một chất kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gây bệnh. Chính nhờ vậy, người ta thường sử dụng bạc hà để điều chế ra các sản phẩm trị ho, viêm họng như viêm ngậm, siro ho,…4

Dùng bạc hà trị viêm họng hiệu quả tại nhà
Dùng bạc hà trị viêm họng hiệu quả tại nhà

Cách dùng

  • Rửa sạch một khoảng 15g bạc hà tươi.
  • Vò nhẹ rồi cho vào nồi đun với 250ml nước trong khoảng 15 phút.
  • Để nguội rồi (có thể cho thêm đường phèn để tăng vị ngọt).

Lưu ý khi dùng

  • Không dùng bạc hà cho trẻ em, phụ nữ có thai, người bị suy nhược, tăng huyết áp, có bệnh tim mạch.
  • Không dùng bạc hà cho người đang trong thời gian điều trị bằng thuốc có tương tác với bạc hà như Cyclosporine, giảm axit dạ dày, thuốc hạ đường huyết, thuốc Omeprazole,…
  • Không dùng bạc hà để bôi lên các vùng da có vết thương hở hay dính vào mắt.

Rễ cam thảo

Tác dụng theo đông y: Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, giảm ho, tác dụng giải co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng,… Nó thường được dùng để chữa cảm, ho, mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt,….

Tác dụng theo y học hiện đại: Người ta tìm thấy trong cam thảo có hơn 300 hợp chất khác nhau với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe trong đó có chống viêm. Uống trà rễ cam thảo sẽ làm giảm các kích ứng đau rát ở cổ họng, làm dịu cơn ho qua đó giúp điều trị viêm họng.5

Rễ cam thảo trị viêm họng
Rễ cam thảo trị viêm họng

Cách dùng

  • Cách 1: Nhai trực tiếp rễ cam thảo như nhau trầu, nuốt nước và bỏ bã. Cách này giúp làm giảm cảm giác đau rát, khó chịu ở cổ họng.
  • Cách 2: Pha trà cam thảo. Đun sôi khoảng 250ml nước, cho thêm 5g rễ cam thảo rồi đun trong 15 phút. Để nguội rồi uống thành từng ngụm nhỏ để trà ngấm sâu vào niêm mạc.

Lưu ý khi dùng

  • Không dùng cam thảo cho người bị tăng huyết áp. Cam thảo chứa Glycyrizin – chất có vị ngọt gấp 50 lần so với saccarose khiến người dùng bị tăng huyết áp, giảm kali máu.
  • Không dùng cam thảo cho phụ nữ có thai và cho con bú do nó có thể làm tăng nguy cơ sinh non và làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, gây mất sữa.
  • Không dùng cam thảo cho người đang dùng thuốc trị bệnh như corticosteroid, warfarin, paclitaxel và cisplatin,… Tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây ra các phản ứng bất lợi.

Tắc (quất) chưng đường phèn

Tác dụng theo đông y: Quả có vị chua, hơi ngọt, tính bình. Thường chữa về lá gan, dạ dày, thông xuất hung cách, tiêu hóa thực tích, trừ uế khí,… Quả quất có tác dụng giải cảm, nhuận phế, tiêu đờm nên được dùng làm thuốc ngậm chữa ho, viêm họng (thường chưng với đường phèn hoặc Mật ong).

Tác dụng theo y học hiện đại: Quất chứa rất nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe con người, trong đó có vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các flavonoid trong quất có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngừa ung thư.6

Quất chưng đường phèn trị viêm họng hiệu quả
Quất chưng đường phèn trị viêm họng hiệu quả

Cách dùng

  • Rửa sạch 3-5 quả quất, cắt đôi rồi cho vào 1 nồi chưng nhỏ hoặc 1 cái bát.
  • Thêm vào đó 1 ít đường phèn (có thể thay bằng mật ong), giã nhỏ đường rồi trộn đều.
  • Hấp cách thủy trong 15 phút sau đó lấy ra dùng.
  • Ngậm cả quả và nước, ngày ngậm 3-5 lần.

Lưu ý khi dùng

  • Không dùng quất cảnh ngày Tết để trị viêm họng.

Trị viêm họng tại nhà bằng thuốc

Ngoài các cách trị viêm họng tại nhà bằng phương pháp dân gian, bạn cũng có thể dùng các thuốc trị viêm họng tại nhà. Tuy nhiên việc dùng thuốc phải tuân thủ theo đơn của bác sĩ, dược sĩ, người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng.

Dưới đây là danh sách các thuốc trị viêm họng thường dùng.

Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Thuốc Amoxicillin có chứa Amoxicillin là một kháng sinh nhóm Penicillin có tác dụng diệt khuẩn. Thuốc được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như sốt viêm họng, thương hàn, nhiễm khuẩn sản khoa.

Thành phần chính

Thường là Amoxicillin 500mg

Thuốc kháng sinh Amoxicillin
Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Cơ chế tác dụng

  • Amoxicillin là kháng sinh nhóm penicillin có tác dụng diệt khuẩn, do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. Amoxicillin sau khi vào cơ thể sẽ gắn vào protein gắn penicillin của vi khuẩn (PBP) gây ức chế tổng hợp thành tế bào peptidoglycan khiến vi khuẩn không thể nhân lên và bị tiêu diệt.
  • Amoxicillin dạng uống được dùng nhiều hơn ampicillin trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp do nó được hấp thu ở đường tiêu hóa, nồng độ huyết thanh, mô và dịch cao hơn, tần suất uống ít hơn và ít tác dụng phụ hơn.
  • Amoxicillin là một kháng sinh phổ rộng có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn, nhưng thường người ta sẽ kết hợp Amoxicillin với Sulbactam hoặc Acid clavulanic để làm tăng phổ tác dụng của nó.

Công dụng

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.
  • Ngoài ra còn nhiều chỉ định điều trị nhiễm khuẩn khác.

Thuốc Ibuprofen

Thuốc Ibuprofen là thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid, thường được dùng để giảm cơn đau mức độ vừa đến nặng như đau đầu, đau răng, đau do thấp khớp mạn tính, nhất là viêm đa khớp dạng thấp, viêm dính khớp cột sống,…

Thành phần chính

Ibuprofen

Thuốc Ibuprofen
Thuốc Ibuprofen

Cơ chế tác dụng

  • Ibuprofen là một chất thuộc nhóm NSAID – nhóm thuốc chống viêm không steroid. Sau khi được hấp thu vào cơ thể, Ibuprofen sẽ gắn với enzyme prostaglandin synthetase, ức chế tổng hợp prostaglandin E2α, thromboxan và các sản phẩm khác của cyclooxygenase; qua đó giúp cơ thể giảm cảm giác đau, hạ sốt và chống viêm.. Tuy nhiên, cũng chính vì ức chế tổng hợp prostaglandin nên tác dụng phụ của Ibuprofen là gây viêm loét dạ dày – tá tràng do cơ thể thiếu prostaglandin trong việc duy trì thành niêm mạc dạ dày.
  • Cơ chế giảm đau, chống viêm: Ibuprofen ức chế tổng hợp prostaglandin – chất trung gian hóa học được tạo ra trong quá trình viêm gây đau đớn cho người bệnh, làm giảm tình trạng sưng viêm, giảm cảm giác đau.
  • Cơ chế hạ sốt: Ibuprofen ức chế enzym cyclo-oxygenase (COX 2) – chất xúc tác cho quá trình hình thành PG E1 và PG E2 vùng dưới đồi qua đó giúp hạ thân nhiệt.

Công dụng

  • Giảm đau trong nhiều trường hợp như đau do viêm họng, đau đầu, đau răng, đau thắt lưng, đau rễ thần kinh nặng, chấn thương,…
  • Hạ sốt khi bị cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm khuẩn,…
  • Chống viêm ở người bị các bệnh gout cấp, viêm khớp.
  • Chống kết tập tiểu cầu (thường không được dùng nhiều).

Thuốc súc họng Medoral Chlorhexidin

Thuốc súc họng Medoral Chlorhexidin giúp ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm ở họng như viêm họng, viêm amidan, viêm lợi,…

Thành phần chính

Chlorhexidin digluconat 0.2%

Thuốc súc họng Medoral Chlorhexidin
Thuốc súc họng Medoral Chlorhexidin

Cơ chế tác dụng

  • Chlorhexidin digluconat là một chất sát khuẩn có tác dụng trên một số vi khuẩn Gram, nấm men,… Chất này tương đối lành tính, có khả năng diệt khuẩn tốt nên thường được dùng nhiều trong nha khoa để điều trị các vấn đề về răng miệng như viêm họng, viêm amidan, nhiễm nấm candida,…

Công dụng

  • Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm, nhiễm khuẩn ở họng/miệng như: Viêm họng, viêm amidan, viêm lợi, viêm miệng…
  • Sát khuẩn, ức chế sự hình thành mảng bám trên răng.
  • Vệ sinh răng miệng.
  • Đẩy mạnh làm lành vết thương sau phẫu thuật hoặc điều trị nha khoa.
  • Kiếm soát loét miệng tái phát.
  • Kiểm soát răng giả gây viêm miệng và nhiễm nấm candida miệng.

Cách giảm đau họng tại nhà

Khi cơ thể bị viêm nhiễm, các triệu chứng điển hình sẽ là sưng – nóng – đỏ – đau nên người bị viêm họng thường có cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng họng. Ngoài điều trị bằng thuốc, bạn nên áp dụng các cách làm giảm đau họng tại nhà.

Uống nhiều nước ấm

Bị viêm họng sẽ khiến niêm mạc họng của bạn bị sưng tấy, nếu không có đủ nước, tình trạng đau rát này có thể trở nên trầm trọng hơn. Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể là rất quan trọng. Khi cơ thể có đủ nước, lượng chất nhầy và nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn, giữ cho cổ họng được bôi trơn và giảm cảm giác sưng đỏ.

Dùng viên ngậm

Một số viêm kẹo ngâm có chứa tinh dầu bạc hà giúp làm giảm cảm giác đau rát ở họng. Ngậm kẹo cũng giúp làm tăng tiết nước bọt, làm cổ họng được bôi trơn tốt hơn, giảm sưng đỏ.

Dùng máy tạo độ ẩm

Không khí khô nóng là một nguyên nhân khiến bệnh viêm họng của bạn trở nên tệ hơn. Bạn nên sử dụng máy xông hoặc máy tạo độ ẩm để làm dịu không khí. Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn có thể cho nước đun sôi vào 1 chậu nhỏ, trùm khăn lên đầu và hít thở trong vài phút cho đến khi hết hơi nước bốc lên.

Lưu ý khi trị đau họng tại nhà

Khi trị viêm họng tại nhà, người bệnh cần phải chú ý một số vấn đề sau:

  • Không tự ý mua thuốc về dùng, chỉ được dùng thuốc khi có đơn từ bác sĩ.
  • Hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng các mẹo dân gian trị viêm họng. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh gặp phải các phản ứng có hại gây nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Lựa chọn dược liệu uy tín. Nên chọn mua tại các cơ sở bán thuốc Đông Y uy tín, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.

Trên đây là thông tin về cách trị viêm họng tại nhà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Nếu bạn đọc có câu hỏi, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.

-10%
Đã bán 154
Được xếp hạng 5.00 5 sao
Giá gốc là: 110.000 ₫.Giá hiện tại là: 99.000 ₫.
So sánh Đã thêm so sánh
-7%
Đã bán 153
Được xếp hạng 4.67 5 sao
Giá gốc là: 150.000 ₫.Giá hiện tại là: 139.000 ₫.
So sánh Đã thêm so sánh

  1. heathline – What Are the Benefits of a Salt Water Gargle? – https://www.healthline.com/health/salt-water-gargle#benefits (truy cập ngày 19.04.2024) []
  2. healthline – How Does Ginger Help a Sore Throat? – https://www.healthline.com/health/ginger-for-sore-throat#1 (truy cập ngày 19.04.2024) []
  3. healthline- Honey for a Sore Throat: Is It an Effective Remedy? – https://www.healthline.com/health/honey-for-sore-throat (truy cập ngày 19.04.2024) []
  4. medicalnewstoday – Ten essential oils for a sore throat – https://www.medicalnewstoday.com/articles/321598 (truy cập ngày 19.04.2024) []
  5. medicalnewstoday – What are the benefits of licorice root? – https://www.medicalnewstoday.com/articles/323761 (truy cập ngày 19.04.2024) []
  6. healthline – What Are Kumquats Good for and How Do You Eat Them? – https://www.healthline.com/nutrition/kumquat (truy cập ngày 19.04.2024) []
Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC LIÊN QUAN
    Đóng So sánh ngay Xoá tất cả sản phẩm
    Đóng

    Tìm kiếm sản phẩm