Táo bón là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu bạn để ở tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy đâu là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón và chúng ta cần phòng tránh ra sao? Hãy cùng tham khảo nội dung dưới đây.
Táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé đi đại tiện không hết hay không thường xuyên và gặp khó khăn trong lúc đi đại tiện. Tình trạng này làm cho bé cảm thấy đau đớn cũng như khó chịu. Đồng thời, số lần đại tiện trong tuần của trẻ sơ sinh cũng bị giảm xuống, thường 3 – 5 ngày trẻ mới đi ngoài một lần hoặc có thể lâu hơn.
Dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị táo bón
Để biết trẻ sơ sinh có bị táo bón hay không thì bạn cần biết những dấu hiệu sau đây như:
Tần suất đi đại tiện ít hơn bình thường
Trẻ dưới 6 tháng tuổi thông thường sẽ đi đại tiện từ 2-3 lần/ngày. Đối với những đứa trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì sẽ ít gặp tình trạng táo bón hơn so với trẻ uống sữa công thức. Trong trường hợp bạn thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi đại tiện một lần, đặc biệt là trẻ mới sinh dưới 1 tháng thì rất có thể trẻ đã bị táo bón.
Phân cứng, vón cục
Phân của trẻ khi bị táo thường nhỏ hình viên, vê tròn có màu đen hoặc xám, phân khô hay không có độ ẩm. Hơn nữa, trong trường hợp bạn thấy trong phân trẻ dính máu thì chứng tỏ hậu môn bé đã bị tổn thương do táo bón.
Trẻ quấy khóc và biếng ăn
Khi trẻ bỗng dưng quấy khóc, biếng ăn kèm theo nhăn nhó, khó chịu thì đây là một trong các dấu hiệu để nhận biết bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh. Do thức ăn trong cơ thể của bé không được tiêu hóa dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn hoặc bỏ ăn.
Trẻ bị chướng bụng và khó tiêu
Bụng của bé bị táo bón sẽ phình to và sờ thấy cứng đã chứng tỏ rằng em bé của bạn đang bị khó tiêu và đầy bụng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị táo báo là gì? Để trả lời cho câu hỏi này thì bạn không nên bỏ qua nội dung dưới đây.
Chế độ ăn uống của mẹ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn chủ yếu đối với những đứa bé sơ sinh ít tháng tuổi. Chính vì thế, chế độ ăn uống của người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng và có thể gây táo bón cho trẻ sơ sinh. Do vậy, khi mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, khó tiêu và ít chất xơ, thiếu dinh dưỡng hay chế độ ăn ngủ không hợp lý sẽ khiến những chất dinh dưỡng đi vào cơ thể bé là nguyên nhân gây táo bón sơ sinh.
Dị ứng đạm sữa công thức
Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh khi sử dụng sữa công thức có thể sẽ xuất hiện nhiều hơn. Do sữa công thức chứa rất nhiều đạm khiến trẻ không thể tiêu hóa được. Khi đó, bạn cần thay đổi một loại sữa khác và bắt đầu tập cho trẻ uống đúng theo hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế cho trẻ dùng quá nhiều chế phẩm từ sữa như phô mai hay váng sữa,…
Táo bón ở trẻ sơ sinh do bệnh lý
Việc trẻ sơ sinh bị táo bón có thể là do bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể của bé. Ngoài ra, bé bị tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hay các dị tật bẩm sinh như đại tràng bị phình to, bệnh suy giáp trạng,…. sẽ khiến bé bị táo bón.
Bên cạnh đó, táo bón ở trẻ sơ sinh có thể do một số bệnh lý nguy hiểm hiếm gặp như gặp vấn đề với những đầu dây thần kinh trong ruột, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, thiết hụt tuyến giáp hoặc có thể là một số vấn đề liên quan đến tủy sống.
Trẻ sơ sinh táo bón phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị táo bón thì phải làm sao? Dưới đây sẽ là câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi này, hãy tham khảo ngay.
Trẻ sơ sinh táo bón mẹ nên ăn gì?
Trong trường hợp các em bé bú mẹ hoàn toàn mà vẫn bị táo thì nguyên nhân bị táo bón có thể do chế độ ăn uống của người mẹ. Khi đó, người mẹ cần điều chỉnh thực đơn ăn hàng ngày chứa nhiều rau xanh và thực phẩm có tác dụng nhuận tràng.
Một số loại rau củ quả mà người mẹ nên ăn thường xuyên như khoai lang, mùng tơi, rau đay, đu đủ, chuối, cam hay bưởi,… Hơn nữa, bạn cần hạn chế những món nhiều đạm, dầu mỡ và không nên ăn thực phẩm có tính cay nóng và thường xuyên bổ sung nước khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày.
Đổi sữa công thức cho trẻ
Sữa công thức của trẻ là một nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh. Không chỉ vậy, một số mẹ pha sữa không đúng hướng dẫn cũng là nguyên nhân gay táo bón. Vì vậy, đối với trẻ đang dùng sữa công thức mà bị táo bón thì bạn có thể đổi loại sữa khác nhằm đảm bảo dinh dưỡng.
Bổ sung sữa và nước
Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng khi bé bị táo bón thì vẫn cần cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Tình trạng táo bón của trẻ sẽ được cải thiện khi bé được cung cấp một lượng nước vừa đủ. Không những vậy, người mẹ có thể kết hợp cho bé bú từ 5-8 lần sẽ giúp phân đẩy nhanh ra ngoài hơn.
Sử dụng nước ấm để tắm cho trẻ
Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn nhằm thúc đẩy nhu động ruột hoạt động. Khi đó, phân có thể dễ dàng di chuyển ra ngoài hơn. Mỗi ngày bạn chỉ cần cho bé tắm nước ấm từ 8 – 10 phút hay trước khi trẻ muốn đi vệ sinh thì bạn cho con ngâm hậu môn vào nước ấm trong 5 phút. Điều này giúp cho trẻ đi vệ sinh nhanh hơn rất nhiều.
Massage bụng cho bé
Massage bụng là cách khắc phục tình trạng táo bón cho trẻ hiệu quả và đơn giản. Bạn chỉ cần để ngón giữa và ngón trỏ đặt gần với rốn của bé. Sau đó, bạn ấn nhẹ xuống và xoay nhẹ ngàng theo chiều kim đồng hồ rồi mở rộng dần ra tới hông phải của bé.
Quá trình massage có tác dụng kích thích nhu động ruột và đưa thức ăn trong ruột non di chuyển theo đúng chiều dài của ruột. Qua đó, trẻ sẽ đi ngoài một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn nên massage sau bữa ăn của bé ít nhất 1 tiếng để tránh làm tổn hại đến dạ dày.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Thiếu chất xơ là nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ bị táo bón sẽ thường biếng ăn cũng như không hứng thú với những loại rau xanh nên cơ thể bé sẽ không được cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết. Khi đó, bạn cần kết hợp sử dụng các sản phẩm bổ sung hỗn hợp chất xơ tự nhiên.
Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không?
Táo bón ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu bạn để tình trạng này kéo dài và không có cách điều trị kịp thời thì sẽ gây nên những hệ lụy sau này cho bé như:
- Sa trực tràng: Khi trẻ bị táo bón quá lâu sẽ khiến trực tràng có thể sa xuống hoặc bị trượt ra khỏi hậu môn gây nên những bất tiện và khó chịu cho bé.
- Nứt kẽ hậu môn: Khi bé bị táo bón thì lượng phân nhiều và cứng hơn nên khi trẻ đi đại tiện sẽ gây nứt kẽ hậu môn và thậm chí chảy máu, gây khó chịu khiến bé bị đau khóc, sợ đi ngoài.
- Biếng ăn: Khi táo bón thì bụng sẽ bị chướng nên bé thường thấy khó chịu ở đường tiêu hóa cũng như chán ăn, hấp thu kém,…
- Tích tụ độc tố trong cơ thể: Khi phân bị tích tụ lâu trong cơ thể sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến những cơ quan khác.
Các biện pháp phòng tránh
Để phòng ngừa không xảy ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh thì bạn lưu ý đến các biện pháp phòng tránh như sau:
- Bạn nên cung cấp đủ lượng nước cho bé trong ngày. Trong trường hợp bé chưa uống được nước thì bạn cần cho con bú nhiều nhằm cung cấp nước qua sữa mẹ. Nếu trẻ đã uống được nước thì hãy cho con uống nhiều nước trong mỗi ngày để phòng tránh táo bón ở trẻ.
- Nên bổ sung nhiều rau xanh va chất xơ trong mỗi bữa ăn và hạn chế các thực phẩm khó tiêu như thịt trâu, bò,…
- Bạn hãy thường xuyên massage chân tay và vùng bụng nhằm để bé dễ dàng tiêu hóa.
- Khi thấy cơ thể bé có dấu hiệu khác thường thì bạn cần đến ngay địa chỉ y tế để được thăm khám kịp thời.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm để hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh như: Wilav Jelly, Sunbee Bon, Fibersol Nguyên Sinh, Chất xơ Zeambi Spring
Trên đây, là toàn bộ những thông tin liên quan đến trẻ sơ sinh bị táo bón. Hy vọng qua bài viết vừa rồi bạn đã nắm được kiến thức cơ bản để có các cách phòng tránh cho bé. Nếu có bất kỳ khó khăn gì thì hãy bình luận dưới bài viết để được tư vấn miễn phí nhé!
Biên tập: Lâm Thị Nương, A4K75, Trường Đại học Dược Hà Nội