Bị viêm họng nên ăn gì? Những thực phẩm nên tránh khi bị viêm họng

Đánh giá bài viết

Khi bị viêm họng, cổ họng sưng to khiến nhiều người bị khó nuốt, sưng đau. Một số loại thực phẩm khi đi qua cổ họng có thể gây đau rát, ngứa, gây ho,…. khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Vậy khi bị viêm họng nên ăn gì? Dưới đây là danh sách những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc.

Bị viêm họng nên ăn gì?

Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm bạn nên dùng khi bị viêm họng để cải thiện tình trạng đau rát, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Thực phẩm chứa vitamin C

Lợi ích của Vitamin C với người bị viêm họng

  • Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước, nó có mặt trong rất nhiều loại trái cây và rau củ khác nhau. Đây là một vitamin rất tốt cho cơ thể với nhiều lợi ích như đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ sắt, thúc đẩy chữa lành vết thương,.. và đặc biệt là tăng cường đề kháng, phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng nhất là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản,…
  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin C có tác dụng phòng ngừa và làm giảm triệu chứng của bệnh viêm họng. Chính vì vậy mà người bị viêm họng nên bổ sung thêm thực phẩm chứa vitamin C trong bữa ăn hàng ngày.1
Vitamin C giúp giảm tình trạng viêm họng
Vitamin C giúp giảm tình trạng viêm họng

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C tốt cho người viêm họng

  • Các loại trái cây như cam, quýt,..
  • Ớt chuông, súp lơ, bông cải xanh,…
  • Khoai tây, cà chua, dưa lưới vàng.

Thực phẩm chứa kẽm

Lợi ích của Kẽm với người bị viêm họng

  • Kẽm là một nguyên tố rất quan trọng với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Kẽm góp phần vào sự phát triển bình thường của các tế bào trung gian miễn dịch tự nhiên như bạch cầu trung tính và đại thực bào. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng thiếu kẽm sẽ gây ra nhiều ảnh hướng xấu tới quá trình thực bào, tiêu diệt nội bào và sản xuất cytokine, ngăn sự phát triển và chức năng của tế bào lympho T và B. Hậu quả là hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể bị suy giảm. Và khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, cơ thể có nguy cơ mắc nhiều bệnh nhiễm khuẩn trong đó có viêm họng.2
  • Người bị viêm họng thường có hệ miễn dịch kém nên cần được bổ sung thêm kẽm vào chế độ ăn hàng ngày.
Người bị viêm họng nên bổ sung kẽm để tăng sức đề kháng
Người bị viêm họng nên bổ sung kẽm để tăng sức đề kháng

Thực phẩm chứa nhiều Kẽm tốt cho người viêm họng

  • Các loại đậu
  • Củ cải trắng
  • Nước dừa

Thức ăn mềm, dễ nuốt

Khi bị viêm họng, niêm mạc vùng họng của người bệnh thường bị sưng đỏ, khi thức ăn cứng đi qua họng cọ xát với niêm mạc gây đau đớn. Vì vậy, người bị viêm họng nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa chua, trái cây,…

Nước

Lợi ích của nước với người bị viêm họng

Khi bị viêm họng, vùng niêm mạc họng của người bệnh có biểu hiện sưng đỏ, khô rát gây đau nhức, khó chịu. Đây là nguyên nhân tại sao bác sĩ thường khuyên người bệnh nên uống nhiều nước ấm. Bổ sung nước giúp bôi trơn và làm mềm niêm mạc họng, giảm cảm giác đau rát quanh họng và giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Người bị viêm họng không nên ăn gì?

Để giúp bệnh nhanh khỏi và không tiến triển nặng, bạn cũng cần phải lưu ý một số loại thực phẩm không nên ăn khi bị viêm họng.

Các món ăn cay nóng

Các bác sĩ khuyến cáo người bị viêm họng không nên ăn đồ cay nóng do sức nóng chúng có thể khiến cho cổ họng yếu ớt của người bệnh bị ngứa rát, khó chịu, sưng tấy nặng hơn và bị tổn thương.

Một số thực phẩm cay nóng cần tránh như gia vị có ớt, hạt tiêu, mỳ tôm,…

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Đồ chiên rán, nhiều dầu mờ thường gây khó tiêu, ức chế miễn dịch và làm kích thích niêm mạc họng gây tình trạng viêm, sưng đỏ, đau rát cho người bệnh.

Đối với người bị viêm họng kèm ho có đờm, ăn đồ chiến rán sẽ làm tăng độ đặc quánh của chấy nhầy khiến đờm bị ứ đọng tại cổ họng.

Người bị viêm họng không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ
Người bị viêm họng không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ

Đồ lạnh

Thực phẩm lạnh như kem, đồ uống ngọt để lạnh,… khi đi qua cổ họng sẽ khiến niêm mạc của người bệnh bị sưng tấy, ngứa rát, khó chịu. Bên cạnh đó, lượng đường có trong những loại thực phẩm này là môi trường có lợi cho vi khuẩn sinh sôi, làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Các loại đồ uống có cồn và chứa chất kích thích

Cũng giống các thực phẩm nêu trên, đồ uống có cồn và chứa chất kích thích cũng sẽ khiến tình trạng viêm họng của bạn trở nên nặng hơn.

Bé bị viêm họng nên ăn gì?

Khi bé bị viêm họng, bạn nên cho bé bổ sung các loại thực phẩm như:

  • Cháo, súp, thức ăn lỏng dễ nuốt.
  • Các loại rau củ quả như cam, quýt, ớt chuông, súp lơ,..
  • Nên cho bé dùng thêm các sản phẩm bổ sung hỗ trợ giảm ho, viêm họng.
  • Bổ sung thêm cho trẻ các thực phẩm tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.
Thực đơn cho bé bị viêm họng
Thực đơn cho bé bị viêm họng

Mẹo trị viêm họng tại nhà

Để giúp bệnh mau khỏi, ngoài việc thay đổi thực đơn hàng ngày bạn có thể áp dụng thêm một số mẹo dân gian trị viêm họng tại nhà dưới đây.

Mật ong

Tác dụng

  • Theo Đông y, mật ong có tác dụng bổ trung, nhuận táo, giảm đau, giải độc, dùng điều trị ho nên thường được dùng trong các bài thuốc dân gian chữa các bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, mất ngủ,…3
  • Còn theo y học hiện đại, mật ong mang lại nhiều lợi ích như có tính chống oxy hóa, chống viêm, khả năng kháng khuẩn, kháng nấm,…4

Cách thực hiện

  • Cách 1: Ngậm trực tiếp mật ong hoặc pha nước mật ong ấm, dùng vào buổi sáng.
  • Cách 2: Pha nước chanh – mật ong theo tỷ lệ 1:2. Uống vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Mật ong trị viêm họng tại nhà
Mật ong trị viêm họng tại nhà

Lưu ý

  • Cân nhắc khu dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và phụ nữ mang thai. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho nhóm đối tượng này.
  • Không nên dùng mật ong cho người bị xơ gan, huyết áp thấp, bị đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa.
  • Không kết hợp mật ong với tỏi, hành sống và đậu nành. Đây là những thứ tương kỵ với mật ong, kết hợp lại sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng.
  • Không kết hợp mật ong với nước nóng trên 60 độ do nhiệt độ cao làm biến tính các chất có trong mật ong và tạo ra chất mới như HMF – một chất gây ung thư.

Gừng

Tác dụng

  • Theo Đông y, Gừng sống có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn giúp tiêu hóa nên thường được dùng cho người bị cảm mạo phong hàn, rối loạn tiêu hóa,..
  • Theo y học hiện đại, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được công dụng giảm viêm họng của gừng. Công dụng giảm đau của gừng cũng được biết đến theo nhiều cách khác nhau như chống viêm, giảm tình trạng viêm đỏ ở cổ họng; tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại vi khuẩn gây bệnh,…5

Cách thực hiện

  • Cách 1: Ngậm vài lát gừng tươi 2-3 lần/ngày.
  • Cách 2: Uống trà gừng mật ong. Lấy 1 củ gừng cắt lát mỏng, đun cùng 250ml nước. Đun sôi khoảng 15 phút rồi để nguội đến khi nhiệt độ khoảng 50 độ, cho thêm 1 thìa mật ong. Khuấy đều và uống như trà.

Lưu ý

  • Cẩn trọng khi dùng gừng cho người bị huyết áp cao. Chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng gừng cho người bị cảm mạo phong nhiệt hoặc bị say nắng.
  • Không dùng gừng cho người bị các bệnh mụn nhọt, viêm dạ dày, viêm gan,..
  • Không nên uống nhiều nước gừng vào buổi tối.

Quất hồng bì ngâm đường phèn

Tác dụng

  • Theo Đông y, quả quất hồng bì có vị ngọt và chua, tính hơi ấm. Công dụng làm long đờm kích thích tiêu hóa và ngừng nôn mửa. Dân gian thường kết hợp quất hồng vì với đường phèn để trị ho, viêm họng.
Mẹo trị viêm họng bằng quất hồng bì ngâm đường phèn
Mẹo trị viêm họng bằng quất hồng bì ngâm đường phèn

Cách thực hiện

  • Rửa sạch quất, để ráo nước, cắt phần cuống rồi cho vào lọ.
  • Một lớp quất cho thêm 1 lớp đường phèn. Cho đan xen đến khi cho hết quất vào lọ.
  • Đậy kín lọ rồi ngâm trong một thời gian đến khi lớp đường tan hết là có thể dùng.

Lưu ý

  • Cân nhắc khi dùng cho người mắc bệnh tiểu đường.
  • Không nên dùng quất hồng bì ngâm đường phèn cho người có cổ họng nhảy cảm dễ bị kích thích do vỏ quất hồng bì có lông.

Trên đây là danh sách thực phẩm nên và không nên dùng cho người bị viêm họng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc trong thời gian sớm nhất.

  1. ncbi – Oral vitamin C supplements to prevent and treat acute upper respiratory tract infections – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6424584/ (truy cập ngày 24.04.2024) []
  2. ncbi – Zinc in Human Health: Effect of Zinc on Immune Cells – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2277319/#:~:text=ZINC (truy cập ngày 24.04.2024) []
  3. suckhoedoisong – Mật ong – Vị thuốc đa năng – https://suckhoedoisong.vn/mat-ong-vi-thuoc-da-nang-169142534.htm (truy cập ngày 24.04.2024) []
  4. healthline – Honey for a Sore Throat: Is It an Effective Remedy? – https://www.healthline.com/health/honey-for-sore-throat#raw-vs-pasteurized (truy cập ngày 24.04.2024) []
  5. healthline – How Does Ginger Help a Sore Throat? – https://www.healthline.com/health/ginger-for-sore-throat#1 (truy cập ngày 24.04.2024) []
Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC LIÊN QUAN
    Đóng So sánh ngay Xoá tất cả sản phẩm
    Đóng

    Tìm kiếm sản phẩm