Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

5/5 - (1 bình chọn)

Ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh, các cơ tiêu hóa chưa phát triển hết nên thường xuyên gặp các tình trạng táo bón, tiêu chảy. Vậy phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy? Bài viết dưới đây, PharmaOTC sẽ hướng dẫn bạn đọc cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và cách xử lý trẻ bị tiêu chảy như thế nào.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cha mẹ nên lưu ý.1)

Tần suất đi ngoài nhiều

Dấu hiệu rõ ràng nhất là tần suất đi ngoài của trẻ. Nếu trong một ngày, trẻ đi ngoài nhiều hơn 4 lần và phân có các dấu hiệu bất thường như thể trạng lỏng, mùi chua, tanh hôi và lẫn nhiều nước,.. chứng tỏ trẻ có thể đang bị tiêu chảy.

Tần suất đi ngoài của trẻ
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên là tần suất đi ngoài của trẻ

Trẻ bị mất nước

Bị tiêu chảy sẽ khiến bé bị mất nước, từ đó dẫn đến tình trạng:

  • Môi khô, trẻ liên tục khát nước, người mệt mỏi.
  • Số lần đi tiểu và lượng nước tiểu giảm.
  • Nước tiểu có màu vàng đậm.

Đây cũng là một dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy điển hình.

Trẻ biếng ăn, bỏ bú

Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cho cơ thể trẻ mệt mỏi, chán ăn và bỏ bú.

Trẻ bị đau rát, đỏ hậu môn

Đi ngoài nhiều lần cũng khiến cho hậu môn của trẻ bị sưng đỏ, nóng rát,.. nếu tình trạng này kéo dài, trẻ khó chịu và liên tục quấy khóc.

Trẻ kém linh hoạt

Tiêu chảy dễ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, kém linh hoạt hơn và quấy khóc nhiều hơn. Một số trẻ khi bị tiêu chảy có thể kèm sốt cao, mắt lờ đờ, ngủ nhiều, thậm chí là co giật.

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.

Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy:

  • Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Hoặc do sữa công thức không phù hợp với đường ruột của trẻ.
  • Trẻ đang điều trị bệnh có dùng kháng sinh.
  • Do nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng như Vi khuẩn, virus như Rotavirus, E.Coli,….
  • Trẻ không thể dung nạp đường hoặc protein.
  • Do hội chứng ruột kích thích.
Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tiêu chảy cho trẻ

Trẻ sơ sinh tiêu chảy có nguy hiểm không

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại xấu tới sức khỏe của bé như:

  • Trẻ bị mất nước kéo dài, rối loạn chất điện giải.
  • Có thể xuất hiện tình trạng sốt cao, kéo dài.
  • Trẻ khó chịu trong người, quấy khóc, mệt mỏi.
  • Nếu không được can thiệp kịp thời, các biến chứng nguy hiểm hơn có thể xảy ra. Trường hợp tệ nhất là trẻ có thể tử vong do biến chứng của bệnh.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Vậy phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ cha mẹ có thể áp dụng để giúp con cải thiện tình trạng tiêu chảy kéo dài.

Bù nước, điện giải

Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ bị mất nhiều nước. Chính vì vậy, biện pháp đầu tiên là bù lượng nước đã mất cho trẻ.

Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, tăng số lần cho bú để bù lại lượng nước mất đi. Nhưng cần lưu ý chia nhỏ lần cho bú, tránh tình trạng trẻ bị quá no.

Không được tự ý cho trẻ bù điện giải bằng Oresol hay bất kỳ sản phẩm nào khác khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Bù nước, điện giải cho trẻ
Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ bị mất rất nhiều nước, cha mẹ nên bố sung bù nước cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của trẻ

Điều chỉnh chế độ ăn của cả mẹ và trẻ. Không nên cho trẻ uống nước ép trái cây, sữa hộp,.. tránh tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.

Cải thiện tình trạng tiêu chảy bằng men vi sinh

Để giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn, cha mẹ có thể cho trẻ bổ sung thêm men vi sinh. Tuy nhiên, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi cho con dùng hoặc nhờ bác sĩ tư vấn thêm.

Khi nào cần phải đi khám bác sĩ?

Trẻ cần đi khám bác sĩ khi:

  • Tình trạng tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày.
  • Trẻ đau bụng, quấy khóc nhiều.
  • Trẻ bị mất nước nghiêm trọng, kèm sốt cao liên tục trên 38,5 độ.
  • Nước tiểu lẫn máu.
  • Nghi ngờ nguyên nhân gây tiêu chảy là do bệnh tả.

Trên đây là những thông tin về bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và hướng dẫn cách chăm sóc trẻ. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nảo liên quan đến bài viết, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Người soạn bài: Nguyễn Thị Thu Hà, trường Đại học Dược Hà Nội

  1. (seattlechildrens – Diarrhea (0-12 Months) Is this your child’s symptom? – https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/diarrhea-0-12-months/#:~:text=Suspect%20diarrhea%20if%20the%20stools,acting%20sick%20or%20a%20fever (truy cập ngày 16/11/2023) []
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC LIÊN QUAN
    Đóng So sánh ngay Xoá tất cả sản phẩm
    Đóng

    Tìm kiếm sản phẩm