Những cơn ho dai dẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. Để giảm khó chịu, ngoài cách sử dụng thuốc thì bạn hãy tham khảo những cách chữa ho tại nhà đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!
Cách chữa ho tại nhà
Khi bị ho, bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị các cơn ho, người bệnh cũng có thể áp dụng nhiều cách khác để cắt cơn ho tại nhà an toàn mà không cần uống thuốc.
Bạn có thể tham khảo những cách chữa ho tại nhà an toàn dưới đây.
Chữa ho bằng mật ong gừng
Chữa ho bằng mật ong kết hợp với gừng là một trong những phương pháp dân gian dễ làm, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cực kỳ tốt. Mật ong là một trong những nguyên liệu có tính kháng khuẩn, kháng viêm, có khả năng làm dịu cổ họng và bồi bổ cơ thể.1)
Còn gừng là một dược liệu có tính ấm, vị cay, chứa nhiều chất như lipid, nhựa dầu, tinh bột… giúp loại bỏ được nhiều bệnh, nhất là những bệnh về đường hô hấp như ho khan.
Việc kết hợp 2 loại dược liệu này tạo nên một bài thuốc trị ho vô cùng hữu hiệu, mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc giảm ho, đau họng và ngứa rát cổ họng.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản: Bạn hãy giã gừng rồi cho vào ly nước ấm, thêm 1 thìa mật ong sau đó khuấy đều hỗn hợp là có thể sử dụng rồi.
Cách chữa ho tại nhà đơn giản bằng nước muối
Những lúc bị ho đau họng, việc súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp cổ họng của bạn cảm thấy dễ chịu hơn và thoải mái hơn. Nước muối đã tạo một hàng rào vững chắc, lấy đi chất dịch từ mô trong cổ họng, từ đó đẩy theo một phần virus gây bệnh ra ngoài. Ngoài ra, nước muối còn có khả năng trung hòa các axit gây sự kích thích ở cổ họng, hỗ trợ kháng khuẩn và sát trùng cho các vết viêm ở cổ họng, nhờ đó mà họng của bạn cảm thấy dịu nhẹ hơn rõ rệt.
Để giảm ho hiệu quả, bạn cần pha nước muối theo tỉ lệ phù hợp là 500 ml nước ấm với 1 thìa cà phê muối. Súc miệng nước muối từ 3-4 lần/ngày để có thể nhanh chóng mang lại hiệu quả.
Cách chữa ho tại nhà bằng gừng
Từ lâu, gừng đã được coi là một dược liệu đầu tay dùng để điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có có chữa ho khan. Gừng có tính ấm và khả năng kháng khuẩn chống lại nhiễm trùng vô cùng hiệu quả. Gừng cũng là một nguyên liệu nấu ăn thường ngày nên có thể yên tâm sử dụng để điều trị ho cho cả trẻ em và người lớn.
Một cách chữa ho cực kỳ đơn giản từ gừng đó chính là uống nước gừng ấm: Bạn hãy gọt vỏ và giã nhuyễn gừng. Sau đó cho vào nồi nước đun sôi trong khoảng 10 phút rồi sử dụng.
Cách chữa ho tại nhà cho trẻ bằng chuối và mật ong
Không chỉ là bộ đôi trong chăm sóc da tuyệt vời, chuối và mật ong còn là một tổ hợp mang lại tác dụng trị ho cực kỳ hiệu quả. Chuối là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, giúp phục hồi cơ thể và tăng sức đề kháng. Khi kết hợp thêm mật ong sẽ có hiệu quả trong việc giảm họ, chữa chứng long đờm và giảm ngứa rát cổ họng.
Nghiền nát một trái chuối chín trong bát rồi thêm một chút nước ấm. Để nguội rồi cho thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đều và sử dụng.
Cách chữa ho tại nhà cho người lớn bằng lá bạc hà
Dùng lá bạc hà là một trong những phương thức chữa ho, giảm ngứa họng được nhiều người ưa chuộng. Theo y học cổ truyền, bạc hà có tính nóng, vị cay, chứa nhiều chất chống oxy hóa và đặc biệt là tinh dầu menthol – chất có tác dụng trong việc kháng khuẩn, giảm ngứa họng, làm dịu các cơn ho và tiêu tan đờm. Ngoài ra, lá bạc hà còn rất giàu vitamin giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Để giảm tình trạng ho dai dẳng khó chịu, bạn hãy rửa sạch lá bạc hà tươi, sau đó vò lá rồi hãm với nước nóng trong khoảng 10 phút là có thể bắt đầu dùng được.
Chữa ho bằng tỏi sống
Bên cạnh việc xuất hiện trong những căn bếp Việt như một gia vị cổ truyền thì tỏi còn được sử dụng như một loại thuốc chữa ho hiệu quả được nhiều người áp dụng. Theo y học cổ truyền, tỏi có tính ấm, vị cay nồng giúp tăng cường hệ miễn dịch, đào thải độc tố nên có thể dùng để chữa ho tại nhà. Còn theo nghiên cứu hiện đại, trong tỏi có chứa các chất như allicin, ajoene, fitoxterin… là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, tăng cường sức đề kháng và giúp làm dịu cổ họng, cải hiện ho.2)
Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bản chỉ cần lột sạch vỏ tỏi tươi sau đó nhai từ từ trong miệng. Hiệu quả điều trị ho từ việc ăn tỏi sống sẽ khiến bạn bất ngờ đó!
Một số biện pháp giảm ho tại nhà
Bên cạnh những cách chữa ho kể trên, bạn cũng nên áp dụng thêm một số biện pháp giảm ho tại nhà để nhanh chóng dứt điểm cơn ho.
Bổ sung chất dinh dưỡng
Khi bị ho, một trong những điều bạn cần lưu ý đó chính là xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh. Bạn nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như:3)
- Bổ sung các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như chanh, cam, ổi, bưởi, táo, xoài… Vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không ăn lúc đói vì sẽ ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
- Bổ sung các loại rau củ như bông cải xanh, cải xoăn, hành… vì những thực phẩm này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và một lượng chất chống oxy hóa là quercetin có tác dụng kháng khuẩn, chữa ho và cảm lạnh.
- Ăn các loại thức ăn mềm, được chế biến kỹ như cháo, súp… Đây là những món này dễ nuốt và dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo chứa đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh
- Bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt lợn, thịt gà… được băm nhỏ hoặc chế biến mềm để giúp quá trình phục hồi của người bệnh được nhanh hơn
- Một số loại hải sải như sò, ngao chứa kẽm sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm ho
Để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm hỗ trợ giảm ho dưới dây:
Thuốc ho Prospan
Công dụng
- Viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho.
- Điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính.
Thành phần
- Cao khô lá thường xuân (Hederae helicis folii extractum siccum) 35mg chiết bằng ethanol 30% theo tỉ lệ [(5-7.5):1]
- Tá dược: Nước tinh khiết, kali sorbate, acid citric khan, xanthan gum, sorbitol dung dịch, hương frescofort, hương cam, levomenthol.
Cách dùng – Liều dùng
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi): 2,5ml/lần x 3 lần mỗi ngày.
- Trẻ ở độ tuổi đi học (6 – 9 tuổi) và thiếu niên (> 10 tuổi): 5ml/lần x 3 lần mỗi ngày.
- Người lớn: 5 – 7.5ml/lần x 3 lần mỗi ngày.
- Lắc chai kỹ trước khi dùng
Tiger Bee Propolis giảm ho cho trẻ
Công dụng
- Giúp bổ phế, hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản.
Thành phần
- Chiết xuất các loại dược liệu: Bọ mắm, Xương sông, Kha tử, Bách bộ, Khoản đồng hoa, Mạch môn, Tỳ bà diệp, Thiên môn đông, Xuyên bối mẫu, Đảng sâm; Cao lá Thường xuân, Chiết xuất keo ong.
- Một số phụ liệu khác.
Đối tượng sử dụng
- Người bị ho, ho có đờm, đau họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản.
Cách dùng và liều dùng
- Trẻ từ 1-6 tuổi: Uống 10ml/lần, ngày 2 lần.
- Trẻ trên 6 tuổi, người lớn: Uống 10ml/ lần, ngày 2-3 lần
Siro ho bổ phế Nam Hà
Công dụng
- Bổ phế, trừ ho, hóa đờm, tuyên thông phế khí.
- Chuyên trị các trường hợp ho do cảm mạo, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do dị ứng thời tiết, ho lâu ngày không khỏi, đau rát cổ họng, khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản.
Thành phần
- Bạch linh; Cát cánh; Tỳ bà diệp; Mơ muối; Tang bạch bì; Bán hạ chế; Bách bộ; Cam thảo; Thiên môn đông; Bạc hà; Xạ can; Bạch phàn; Tinh dầu bạc hà.
- Thành phần tá dược: Đường trắng, acid benzoic, ethanol 96%, nước tinh
Cách dùng, liều dùng
- Ngày uống 3 lần:
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Mỗi lần uống 5ml.
- Trẻ em từ 6-10 tuổi: mỗi lần uống 10ml.
- Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Mỗi lần uống 15ml.
- Đợt thường dùng từ 7-10 ngày hoặc dùng đến khi hết triệu chứng và uống thêm từ 2-3 ngày.
Trên đây là thông tin về các các cách trị ho tại nhà cũng như một số thông tin liên quan. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
- (pubmed – Effectiveness of honey for symptomatic relief in upper respiratory tract infections: a systematic review and meta-analysis – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32817011/ (truy cập ngày 15.01.2024) [↩]
- (hindawi – Revealing the Therapeutic Uses of Garlic (Allium sativum) and Its Potential for Drug Discovery – https://www.hindawi.com/journals/tswj/2021/8817288/ (truy cập ngày 15.01.2024) [↩]
- (ncbi – Diet and lifestyle recommendations for the treatment of chronic cough and chronic disease – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5935174/ (truy cập ngày 15.01.2024) [↩]