Mẹ bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Điều trị tiêu chảy như thế nào?

5/5 - (2 bình chọn)

Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu bị tiêu chảy là tình trạng xảy ra rất phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sự thay đổi hormone, điều chỉnh chế độ ăn hoặc nhạy cảm đối với một số loại thực phẩm,… Mặc dù các vấn đề về tiêu chảy thường không đáng lo ngại nhưng nó cũng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, cuộc sống của mẹ bầu. Và nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở mẹ bầu?

Tiêu chảy là tình trạng phổ biến có thể gặp phải ở tất cả mọi người, không chỉ riêng mẹ bầu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị tiêu chảy như nhiễm khuẩn đường ruột, không dung nạp thức ăn, ngộ độc thực phẩm,… Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở mẹ bầu.

Thay đổi hormone

Trong thời gian mang bầu, cơ thể mẹ có sự thay đổi nội tiết tố để đảm bảo cho quá trình phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự tăng cao của hormone Progesteron. Sự thay đổi này tác động lên cơ trơn của hệ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột dẫn đến tiêu chảy.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Mẹ bầu thường phải thay đổi chế độ ăn uống để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và thai nhi. Việc thay đổi quá đột ngột hoặc không đúng cách có thể khiến cơ thể không kịp đáp ứng, gây khó chịu cho dạ dày hoặc gây tiêu chảy.

Điều chỉnh chế độ ăn uống
Việc thay đổi quá đột ngột hoặc không đúng cách có thể gây tiêu chảy cho mẹ bầu

Nhạy cảm với thực phẩm

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ bầu có thể trở nên nhạy cảm hơn đối với một số loại thực phẩm. Việc tiếp xúc với những loại thực phẩm này có thể làm kích thích hệ tiêu hóa và gây ra tiêu chảy.

Uống vitamin trước sinh

Việc bổ sung vitamin và khoáng chất trước khi sinh rất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên việc bổ sung quá nhiều một số loại vitamin có thể gây rối loạn dạ dày và gây tiêu chảy. Chẳng hạn khi lượng vitamin C, kẽm hoặc magie quá nhiều sẽ gây co thắt dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy.

Mẹ bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Tiêu chảy khi mang bầu là tình trạng thường gặp và không nghiêm trọng. Tuy nhiên các mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Tùy vào mức độ tiêu chảy sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thông thường, tiêu chảy sẽ kéo dài trong khoảng vài ngày và có những biểu hiện như đau bụng, đau vùng quanh rốn. Cơn đau có thể nhẹ hoặc dữ dội, khiến người bệnh cần phải đi ngoài ngay lập tức. Nguy hiểm hơn cả là cơn đau quặn bụng có thể kích thích co bóp tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai.

Tiêu chảy khi mang thai không chỉ gây ra sự mệt mỏi, làm cho người mẹ kém ăn, suy nhược mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển của thai nhi. Nó có thể làm cho thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc tăng nguy cơ thai chết lưu.

Ngoài ra, việc tiêu chảy kéo dài cũng có thể dẫn đến tình trạng mất nước và mất chất dinh dưỡng, gây suy nhược cơ thể của phụ nữ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng quát của phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không
Tiêu chảy khi mang bầu là tình trạng thường gặp và không nghiêm trọng

Điều trị tiêu chảy khi mang thai bằng cách nào?

Một số biện pháp điều trị tại nhà

Trên thực tế, hầu như các trường tiêu chảy đều tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Các mẹ bầu có thể tham khảo một số biện pháp điều trị tại nhà dưới đây:

Uống đủ nước: Tình trạng đi ngoài phân lỏng khiến cơ thể mất nhiều nước và điện giải. Điều này có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng đặc biệt khi bạn đang mang thai. Do đó hãy đảm bảo bạn uống đủ nước để thay thế lượng nước đã mất. Ngoài ra bạn cũng có thể uống các loại nước trái cây tươi, nước dừa để bổ sung vitamin và khoáng chất, giữ cơ thể được cân bằng.

Uống đủ nước
Tình trạng đi ngoài phân lỏng khiến cơ thể mất nhiều nước và điện giải.

Thực hiện chế độ ăn BRAT: BRAT là viết tắt của chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Đây là những thực phẩm nhạt, dễ tiêu hóa, ít chất xơ nên giúp làm rắn phân, từ đó giúp cầm tiêu chảy rất tốt. Chuối có trong thực đơn là thực phẩm chứa nhiều kali nên hỗ trợ bù đắp điện giải cho cơ thể.

Tránh thực phẩm gây kích thích: Hạn chế thực phẩm các loại thức ăn khó tiêu, dễ kích thích đường ruột và có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy như thức ăn cay, chất béo, đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ và đồ uống có gas, có chứa cafeine,…

Thêm men vi sinh vào chế độ ăn uống của bạn. Probiotic là những vi sinh vật có lợi hoạt động trong đường tiêu hóa của bạn để tiêu diệt các vi khuẩn có hại, bảo vệ hệ tiêu hóa, giúp tạo ra một môi trường đường ruột khỏe mạnh. Probiotic có thể đặc biệt hữu ích khi bị tiêu chảy gây ra do thuốc kháng sinh.

Sử dụng các dược liệu từ tự nhiên: Gừng và cam thảo được cho là có tác dụng làm dịu triệu chứng tiêu chảy. Bạn có thể thử sử dụng các loại trà hoặc bổ sung gừng và cam thảo vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ dược liệu tự nhiên nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Sử dụng các dược liệu từ tự nhiên
Gừng và cam thảo được cho là có tác dụng làm dịu triệu chứng tiêu chảy

Thuốc điều trị nào dùng được cho mẹ bầu?

Loperamid: Đây là hoạt chất trong thuốc biệt dược Imodium, có tác dụng làm chậm nhu động ruột để tạo ra phân đặc hơn khi bị tiêu chảy. Nó thường được dùng để điều trị tiêu chảy cấp và đôi khi tiêu chảy mãn tính. Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần rất thận trọng khi dùng thuốc này do nó bài tiết qua sữa. Loperamid có thể dùng cho bà bầy nhưng với liều dùng rất nhỏ. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu cần phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Oresol hoặc muối bù nước đường uống: Oresol là dung dịch bù nước và điện giải thường được sử dụng trong điều trị tiêu chảy. Thành phần có trong các sản phẩm muối bù nước là các chất điện giải và khoáng chất như natri clorua, kali clorua, glucose khan, natri bicarbonate và trisodium citrate dihydrat. Sự kết hợp của các khoáng chất này có tác dụng ngăn ngừa và khắc phục tình trạng mất nước khi tiêu chảy.

Bổ sung Oresol hoặc muối bù nước đường uống
Oresol là dung dịch bù nước và điện giải thường được sử dụng trong điều trị tiêu chảy

Thuốc kháng sinh: Nếu tình trạng tiêu chảy không hết sau 3 ngày, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và sử dụng thuốc phù hợp. Rất có thể nguyên nhân tiêu chảy do nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng. Trong trường hợp này, bà bầu phải sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, không phải loại kháng sinh nào cũng an toàn cho phụ nữ mang thai. Chính vì vậy, mẹ bầu không được tự ý mua kháng sinh về dùng. Chỉ được dùng kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Bị tiêu chảy khi mang thai thường không phải là điều đáng lo ngại, nếu nhẹ có thể tự khỏi, chỉ cần bù nước và điện giải. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có bất kỳ dấu hiệu đáng quan ngại nào hoặc các triệu chứng vẫn kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được đánh giá, hướng dẫn và điều trị kịp thời.

Người viết bài: Phạm Thị Nhung – M1K75 – Trường Đại học Dược Hà Nội.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC LIÊN QUAN
    Đóng So sánh ngay Xoá tất cả sản phẩm
    Đóng

    Tìm kiếm sản phẩm