Táo bón là tình trạng rất phổ biến gây ra nhiều khó chịu cho bạn. Nếu không can thiệp khắc phục sớm thì tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Trước khi sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng một số cách trị táo bón tại nhà nhằm cải thiện triệu chứng cũng như hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Hãy cùng nhau tham khảo nội dung bên dưới đây.
Nguyên nhân gây ra táo bón
Ngày nay, nguyên nhân dẫn đến táo bón là gì? Để trả lời cho câu hỏi này thì bạn có thể tham khảo nội dung bên dưới.
Giảm nhu động ruột: Khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ gây ra táo bón với những triệu chứng đi kèm như chướng bụng và ít có nhu cầu đại tiện sigma.
Rối loạn cơ chế tống phân: Việc bị rối loạn cơ chế tống phân là do cơ thắt hoặc cơ vòng hậu môn gặp vấn đề từ đó sẽ dẫn đến tình trạng táo bón.
Rối loạn chức năng sàn chậu: Là do khối cơ và các dây chằng bị thoái hoá. Điều này dẫn đến việc không thể giữ cho cơ quan ở vùng sàn chậu nằm đúng ở vị trí của chúng trong cơ thể. Trong đó, hậu môn và trực tràng là hai trong số những bộ phận bị suy yếu do rối loạn chức năng sàn chậu nên có thể gây ra tình trạng táo bón.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý:
- Uống không đủ nước nên phân sẽ bị khô và cứng.
- Lượng chất xơ ăn vào cơ thể không đủ sẽ dẫn đến tình trạng bị táo bón.
- Sử dụng rượu bia với một lượng lớn làm tăng lượng chất lỏng bị đào thải qua nước tiểu. Điều này làm cơ thể của bạn sẽ bị mất nước, từ đó làm phân trở nên khô cứng hơn và gây táo bón. Đồng thời, rượu bia còn làm chậm nhu động ruột khiến phân khó bị đào thải ra bên ngoài cơ thể hơn.
- Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo động vật và những sản phẩm từ sữa, thịt hay trứng,… sẽ gây ra khó tiêu, đầy bụng.
- Thường xuyên nhịn đại tiện kéo dài làm tăng nguy cơ bị táo bón.
- Hạn chế vận động cũng sẽ gây ra táo bón.
Do bệnh lý về đường tiêu hóa: Táo bón còn có thể do một số bệnh lý như nứt hậu môn, trĩ huyết khối hay khối u gây tắc nghẽn ống tiêu hóa hoặc to trực tràng vô căn,…
Các bệnh mô liên kết: Một trong các bệnh mô liên kết gây táo bón phải kế đến như xơ cứng bì và lupus,…
Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc sau có thể làm tăng khả năng bị táo bón như thuốc chống trầm cảm, kim loại, thuốc kháng cholinergic hoặc thuốc kháng axit, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh canxi hay thuốc chống viêm không steroid, thuốc có chứa chất gây nghiện và rất nhiều loại thuốc hướng tâm thần, thuốc chống co giật,…
5 cách trị táo bón tại nhà nhanh chóng và an toàn
Các cách trị táo bón tại nhà nào mang lại hiệu quả và an toàn? Để có câu trả lời một cách chi tiết nhất thì bạn nên tham khảo nội dung bên dưới đây.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn vừa cân bằng dinh dưỡng vừa chứa nhiều chất xơ sẽ làm tăng số lượng và khối lượng phân, từ đó giúp phân đi qua ruột một cách dễ dàng hơn. Điều này sẽ hỗ trợ cải thiện những triệu chứng táo bón. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung chất xơ thông qua nhiều loại thực phẩm như rau, trái cây hay ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt,…
Bổ sung nước đầy đủ
Việc bổ sung nước đầy đủ giúp phân được làm mềm và giảm ma sát, từ đó phân dễ dàng được thải ra ngoài cơ thể hơn. Vì thế, bạn cần bổ sung ít nhất từ 1,5-2l nước mỗi ngày nhằm để cải thiện tình trạng bị táo bón của bản thân.
Tập thể dục thường xuyên
Khi bạn tập thể dục cũng là một trong các cách trị táo bón an toàn, hiệu quả. Bạn sẽ không chỉ tăng cường sức khỏe cho cơ thể mà còn cải thiện được đáng kể của hoạt động nhu động ruột. Qua đó, bạn sẽ ngăn ngừa được tình trạng bị táo bón.
Các bài thuốc dân gian trị táo bón hiệu quả
Những bài thuốc dân gian trị táo bón hiệu quả mà bạn có thể tham khảo dưới đây.
Trị táo bón tại nhà bằng hạt lanh
Hạt lanh là loại hạt chứa lượng chất xơ lớn, đặc biệt là chất xơ không hòa tan. Đây là loại chất xơ không phân hủy khi đi qua ruột non, từ đó có thể giúp làm phân mềm và đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, trong hạt này còn chứa một loại chất nhầy, khi kết hợp với nước sẽ tạo thành một loại gel giúp bôi trơn đường ruột.
Khi dùng phương pháp này thì bạn chỉ cần trộn 12g hạt lanh với 150ml nước hoặc sữa hay nước trái cây, uống 2 – 3 lần trong ngày. Hơn nữa, bạn cũng có thể thêm hạt lanh vào cháo, sữa chua hoặc bánh mì nhằm bổ sung chất xơ cho cơ thể.
Chữa táo bón tại nhà bằng cây chó đẻ
Cây chó đẻ là một thảo dược tính mát có công dụng chính là giúp trị nóng trong và kích thích đại tiện, đồng thời tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn. Với cách trị táo bón bằng cây chó đẻ thì bạn cần thực hiên theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 40g cây chó đẻ và rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Đem cắt thành các khúc vừa phải và phơi khô.
- Bước 2: Bạn đem sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày nhằm để khắc phục tình trạng táo bón do gan nóng nhiệt.
Dầu oliu có tác dụng như là một chất bôi trơn giúp quá trình di chuyển của phân diễn ra dễ dàng hơn. Chanh tươi giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Khi đó, việc kết hợp dầu oliu và chanh tươi với nhau sẽ kích thích hệ tiêu hóa, thúc đẩy những chất cặn bã đẩy ra khỏi ruột, từ đó có thể chữa táo bón cấp tốc. Bạn chỉ cần trộn đều 1 thìa dầu oliu và 1 thìa nước cốt chanh, sau đó cho một ít nước ấm vào hỗn hợp khuấy đều. Bạn nên uống vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy.
Những loại thuốc trị táo bón có tác dụng hiệu quả
Hiện nay, có những loại thuốc trị táo bón hiệu quả nào? Để có được câu trả lời đầy đủ nhất thì bạn không nên bỏ qua nội dung bên dưới đây.
Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng là loại thuốc có tác dụng kích thích nhu động ruột nhằm đẩy phân ra ngoài cơ thể một cách dễ dàng hơn, từ đó làm giảm các triệu chứng của táo bón. Hiện nay, bisacodyl và senna là hai trong những hoạt chất phổ biến có trong nhóm thuốc nhuận tràng.
Bên cạnh đó, bạn không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng. Bởi vì, thuốc này có thể gây nên tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, buồn ngủ, mất ngủ và tăng nguy cơ tương tác không mong muốn với những loại thuốc khác hoặc làm mất cân bằng điện giải.[5]
Thuốc chữa táo bón có tác dụng thẩm thấu
Thuốc có tác dụng thẩm thấu có tác dụng kéo nước vào lòng ruột, làm tăng nhu động ruột, từ đó làm mềm phân giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, loại thuốc có tác dụng thẩm thấu sẽ làm giảm lượng khoáng chất trong cơ thể nên trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng. Hiện nay, nhóm thuốc này được thành 3 dạng nhỏ:
- Thuốc được bào chế dưới dạng muối: Muối Mg2+ (Magie Citrate, Magie Hydroxide) hay muối Na+ (Natri Phosphat),…
- Các Poly-alcohol không hấp thu: Lactulose hay Sorbitol và Glycerin,…
- Polyethylene glycol: PEG 3350 (Polyethylene Glycol 3350 và Macrogol 3350)
Thuốc làm mềm phân
Thuốc làm mềm phân có tác dụng kích thích bài tiết nước hay natri, clorua và kali, cho phép những chất trong ruột giữ được nhiều chất lỏng hơn, qua đó sẽ giúp làm mềm phân, quá trình đi đại tiện dễ hơn. Một trong những loại thuốc được nhiều người tin dùng đó là Natri Docusat. Nhưng khi dùng thuốc làm mềm phân có thể gây ra tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn và nôn.
Lưu ý khi trị táo bón tại nhà
Để phát huy hiệu quả, an toàn khi trị táo bón tại nhà thì bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Bổ sung nhiều rau xanh và các loại quả tươi.
- Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ.
- Thực phẩm giàu probiotic như: sữa chua hay đồ uống lên men,…
- Bổ sung cho cơ thể ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học như: tránh ngồi lâu, tập thể dục đều đặn mỗi ngày, qua đó giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn.
- Hạn chế căng thẳng và stress.
- Tránh những thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc đồ uống có cồn.
- Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào khi chữa táo bón tại nhà thì hãy đến các cơ sở y tế hoặc đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý cần thiết.
Biện pháp phòng tránh
Để tránh những hậu quả không mong muốn khi bị táo bón thì bạn nên tham khảo các biện pháp phòng tránh như sau:
- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.
- Không nên sử dụng các thực phẩm giàu chất béo có nguồn gốc động vật hoặc những thức ăn nhanh, nước ngọt đóng chai hay bia, rượu, hút thuốc lá và chất kích thích.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao ít nhất 3 giờ/tuần.
- Hạn chế mặc những trang phục bó sát người, đặc biệt là ở vùng bụng dưới.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm để hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón như: Wilav Jelly, Sunbee Bon, Fibersol Nguyên Sinh, Chất xơ Zeambi Spring
Trên đây là 5 cách trị táo bón tại nhà an toàn giúp làm giảm triệu chứng và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bạn bị táo bón kéo dài thì nên chủ động thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Biên tập: Lâm Thị Nương, P1K75, Trường Đại Học Dược Hà Nội