Cách cầm tiêu chạy tại nhà nhanh nhất bạn nên biết

5/5 - (1 bình chọn)

Tiêu chảy là một trong những tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi đối tượng. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy đều nhẹ và có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách cầm tiêu chảy nhanh nhất để kịp thời cải thiện tình trạng bệnh cũng như hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân bị tiêu chảy

Tiêu chảy có thể do các nguyên nhân sau đây:1)

  • Nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus: Những vi khuẩn gây nhiễm trùng như Salmonella, E. coli, Rotavirus thường chứa trong thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc chưa được nấu chín có thể gây kích thích đường ruột, gây viêm nhiễm dẫn đến tiêu chảy.
  • Các bệnh lý về đường tiêu hóa: Các bệnh lý như viêm ruột, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích cũng là có thể một trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy.
  • Ngộ độc thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi ăn phải thức ăn chứa chất độc hại hoặc bị hỏng, ôi thiu,…khiến bệnh nhân có các triệu chứng đau bụng, nôn mừa và tiêu chảy.
  • Không hấp thu đường: Khi cơ thể không dung nạp lactose, fructose hoặc các loại đường khác thì rất dễ gặp tình trạng tiêu chảy sau khi ăn thực phẩm hoặc uống nước có chứa đường như sữa, các sản phẩm từ sữa, trái cây, nước ép trái cây hay mật ong.
  • Dị ứng: Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như: Sữa bò, đậu nành, ngũ cốc, trứng và hải sản có thể kích thích tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột dẫn đến tiêu chảy.
Nguyên nhân bị tiêu chảy
Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Một số cách cầm tiêu chảy nhanh nhất

Dưới đây là một số cách cầm tiêu chảy nhanh tại nhà bạn có thể áp dụng.

Bổ sung nước – điện giải cho cơ thể

Một trong những vấn đề lớn nhất khi bị tiêu chảy là mất nước và điện giải, nếu không kịp thời xử lý có thể làm cơ thế mất cân bằng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm. Do đó việc bù nước và chất khoáng cho cơ thể là vô cùng quan trọng.

Bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Uống nước đường muối: Pha 1/2 muỗng cà phê muối và 4 muỗng cà phê đường trong 1 lít nước ấm. Uống từ từ trong vòng 4-6 giờ. Phương pháp này giúp cung cấp lại nước và chất điện giải cho cơ thể.
  • Uống nước táo: Nước táo có chứa nhiều chất chống oxi hóa và có khả năng làm dịu các triệu chứng tiêu chảy. Uống nước táo tươi hoặc nước táo không đường để giúp cung cấp chất chống oxi hóa và tái tạo năng lượng cho cơ thể.
  • Uống nước dừa: Nước dừa tự nhiên chứa nhiều chất điện giải và chất chống vi khuẩn tự nhiên. Uống nước dừa tươi có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Bổ sung lợi khuẩn

Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy

Lợi khuẩn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy và giúp điều trị tiêu chảy bằng tăng cường khả năng miễn dịch, điều chỉnh sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Probiotic chống lại vi khuẩn gây bệnh bằng cách cạnh tranh chất dinh dưỡng, tăng cường hệ thống miễn dịch và thay đổi môi trường đường tiêu hóa làm cho các vi khuẩn gây bệnh không có điều kiện để hoạt động, từ đó ức chế sự phát triển của chúng.

Để bổ sung lợi khuẩn các bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu probiotic có thể kể đến như là: Sữa chua, yến mạch, socola đen, kim chi,… hoặc sử dụng men vi sinh dạng gói hoặc thuốc viên.2)

Nghỉ ngơi

Tiêu chảy gây mất nước và điện giải khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống. Do đó bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có thời gian phục hồi. Ngoài ra, trong khi nghỉ ngơi, bạn có thể đặt một chiếc khăn hoặc túi chườm ấm lên bụng để cảm thấy thoải mái hơn, giảm nhẹ những cơn đau do co thắt bụng.[7]

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một cách trị tiêu chảy tại nhà hiệu quả
  • Ăn thức ăn nhạt: Thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Một lựa chọn ăn kiêng phổ biến cho chứng đau dạ dày là chế độ ăn BRAT. Đây là tên viết tắt của các loại thực phẩm nhạt bao gồm: Chuối, cơm, nước sốt táo, bánh mì nướng.3)
  • Tăng cường bổ sung chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có tác dụng hấp thụ chất lỏng trong ruột. Vì vậy, nó giúp làm cứng phân và giảm tiêu chảy. Thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan bao gồm: Hoa quả và rau, các cây họ đậu, bánh mì, ngũ cốc,…
  • Ăn nhiều bữa nhỏ hơn: Mọi người nên ăn nhiều bữa nhỏ hơn và thường xuyên hơn trong ngày thay vì ăn hai hoặc ba bữa lớn đề giảm áp lực cho dạ dày và ruột, giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn và tránh tiêu chảy nặng hơn.4)

Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy

Tiêu chảy có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng một số loại thuốc không kê đơn (OTC) dưới đây có thể giúp giảm triệu chứng tiêu chảy nhanh chóng như:

  • Loperamid (imodium) có thể giúp làm chậm chuyển động của chất lỏng qua ruột của bạn. Điều này có thể giúp khôi phục chức năng ruột bình thường và ngăn ngừa mất nước.
  • Bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol) cũng có thể giúp điều trị tiêu chảy bằng cách: Giảm viêm ruột tăng lượng chất lỏng mà ruột của bạn hấp thụ ngăn chặn độc tố và tiêu diệt vi khuẩn khác.
  • Oresol: Oresol là dung dịch bù nước và điện giải thường được dùng để điều trị tiêu chảy. Thành phần sản phẩm này là nước cùng các chất điện giải giúp khắc phục tình trạng mất nước một cách hiệu quả.

Mẹo dân gian chữa đau bụng đi ngoài

Ngoài những biện pháp kể trên, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để trị tiêu chảy.

Uống trà hoa cúc chữa tiêu chảy

Uống trà hoa cúc chữa tiêu chảy
Hoa cúc có chứa chất chống vi khuẩn tự nhiên giúp giảm tình trạng tiểu chảy

Hoa cúc có chứa chất chống vi khuẩn tự nhiên, giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn gây tiêu chảy, có tính chất chống viêm, giúp làm giảm viêm nhiễm trong đường tiêu hóa. Đồng thời nó cũng có khả năng làm giảm co bóp và giãn cơ ruột, từ đó giúp giảm triệu chứng tiêu chảy.

Trị tiêu chảy bằng gừng

Gừng có chứa các hoạt chất như gingerol và shogaol có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và kháng viêm tốt, giúp những người bị tiêu chảy cảm thấy thoải mái hơn. Trong gừng còn có các enzyme kích thích tiết acid dịch vị để tiêu hóa thức ăn, làm đẩy mạnh quá trình tiêu hóa tại đường ruột.

Để sử dụng gừng để trị tiêu chảy, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Rửa sạch gừng tươi, bỏ vỏ, cắt thành từng lát mỏng.
  • Bước 2: Ép lấy khoảng 2 thìa canh nước cốt gừng và uống trực tiếp.

Nước ép gừng thường có vị cay và khó uống. Do đó bạn có thể kết hợp với mật ong, chanh, nước dừa hoặc pha trà gừng để tạo mùi vị thơm ngon và dễ uống hơn.5)

Cách chữa đau bụng đi ngoài bằng mật ong

Cách chữa đau bụng đi ngoài bằng mật ong
Mật ong giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ trong việc điều trị tiêu chảy

Mật ong có tính chất kháng khuẩn và kháng viêm, ngăn chặn sự bám dính của vi khuẩn gây bệnh vào niêm mạc ruột, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ trong việc điều trị tiêu chảy. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng cải thiện quá trình hấp thu kali mà không gây tăng hấp thu natri. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể và hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi mất nước do tiêu chảy.

Để chữa đi ngoài bằng mật ong, bạn có thể hòa tan 1 muỗng mật ong tự nhiên vào 1 cốc nước ấm và uống dung dịch mật ong vào mỗi buổi sáng. Tạo thói quen này không chỉ giúp cơ thể được thải độc mà còn tránh nguy cơ rối loạn tiêu hóa, duy trì độ ẩm, giảm triệu chứng tiêu chảy dễ dàng.6)

Uống trà vỏ cam cầm tiêu chảy

Vỏ cam sẽ được thái thành từng miếng nhỏ, cho vào nồi, đun với nước đến khi sôi, sau đó để nguội và thêm mật ong vào. Bệnh nhân tiêu chảy có thể sử dụng trà vỏ cam giống như nước uống mỗi ngày.

Việc uống trà vỏ cam rất có lợi cho những người bị tiêu chảy bởi vì nó chứa nhiều tanin, một loại chất có khả năng giảm vi khuẩn và kháng viêm tự nhiên. Ngoài ra vỏ cam còn chứa pectin và nhiều khoáng chất quan trọng khác như magie, kẽm và vitamin A. Những thành phần này được biết đến với tác dụng điều chỉnh nhu động ruột và cải thiện các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp qua bài viết trên có thể giúp bạn đọc áp dụng thành công các cách cầm tiêu chảy nhanh nhất để khôi phục sức khỏe một cách nhanh chóng. Tiêu chảy thường không đáng lo ngại nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó nếu đã áp dụng các cách trên mà không thấy cải thiện, hãy đến các cơ sở y tế để khám và có hướng điều trị phù hợp.

Người soạn bài: Phạm Thị Nhung – Lớp MK75 trường Đại học Dược Hà Nội.

  1. (niddk – Symptoms & Causes of Diarrhea
    What are the symptoms of diarrhea? – https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/diarrhea/symptoms-causes (truy cập ngày 30/11/2023) []
  2. (healthline – Probiotics for Diarrhea: Benefits, Types, and Side Effects – https://www.healthline.com/nutrition/probiotics-for-diarrhea (truy cập ngày 30/11/2023) []
  3. (healthline – 5 Methods for Getting Rid of Diarrhea Fast – https://www.healthline.com/health/how-to-get-rid-of-diarrhea-fast (truy cập ngày 30/11/2023) []
  4. (medicalnewstoday – Tips and suggestions to stop diarrhea fast – https://www.medicalnewstoday.com/articles/how-to-stop-diarrhea-fast (truy cập ngày 30/11/2023) []
  5. (healthline – Can Ginger Treat Diarrhea? – https://www.healthline.com/health/ginger-for-treatment#:~:text=Drinking%20ginger%20tea%20can%20help,recovery%20is%20swift%20and%20comfortable. (truy cập ngày 30/11/2023) []
  6. (suckhoedoisong – Cách sử dụng mật ong chữa tiêu chảy và viêm dạ dày – https://suckhoedoisong.vn/cach-su-dung-mat-ong-chua-tieu-chay-va-viem-da-day-169117986.htm (truy cập ngày 30/11/2023) []
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC LIÊN QUAN
    Đóng So sánh ngay Xoá tất cả sản phẩm
    Đóng

    Tìm kiếm sản phẩm