Top 6 nhóm thuốc trị táo bón được đánh giá tốt nhất hiện nay

Đánh giá bài viết

Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện rất nhiều loại thuốc trị táo bón. Tuy nhiên, để tìm được sản phẩm có công dụng hiệu quả và giá thành phù hợp thì không dễ chút nào. Chính vì thế, trong bài viết ngày hôm nay chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu 6 nhóm thuốc trị táo bón được đánh giá tốt nhất hiện nay.

Nguyên tắc điều trị

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị thì bạn cần tuân thủ những nguyên tắc điều trị như sau:

  • Làm tăng thành phần nước có trong phân. Qua đó, phân sẽ được làm mềm và kích thích giúp tăng cường nhu động ruột.
  • Trường hợp bị táo bón do một bệnh nào đó thì cần phải điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân hoặc nếu xác định được là do thuốc thì cần cân nhắc việc ngưng thuốc hay giảm liều.
  • Chỉ nên dùng thuốc nhuận tràng khi áp dụng những biện pháp khác không đạt hiệu quả nhưng không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng. Nếu dùng thời gian dài sẽ làm cho bệnh nặng thêm cũng như khó chữa và có thể gây mất điện giải, kém hấp thu.

6 loại thuốc trị táo bón hiệu quả

Hiện nay, có những loại thuốc trị táo bón nào? Để có câu trả lời đầy đủ nhất thì bạn không nên bỏ qua nội dung bên dưới đây.

Thuốc bổ sung chất xơ

Thiếu chất xơ thường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị táo bón. Chất xơ không tan khi vào tới ruột sẽ trương nở giúp hấp thụ nước và đẩy nhanh khả năng di chuyển chất thải qua đường ruột. Đồng thời, chất xơ còn có thể làm tăng khả năng lên men của nhiều vi khuẩn có lợi cho trong hệ tiêu hóa.

Bạn có thể bổ sung chất xơ thông qua những thực phẩm rau quả có trong tự nhiên nhưng với một số trường hợp người bệnh thể trạng kém, cơ thể không hấp thụ đủ chất xơ thì sử dụng các loại thuốc bổ sung chất xơ. Một số thuốc bổ sung chất xơ hay dùng như Igol, Metamucil,

Thuốc bổ sung chất xơ trị táo bón
Thuốc bổ sung chất xơ trị táo bón an toàn và hiệu quả

Thuốc trị táo bón có tác dụng thẩm thấu

Thuốc trị táo bón có tác dụng thẩm thấu với bản chất là muối và polymer,….giúp giữ nước, không hấp thụ ở ruột. Từ đó, thuốc sẽ tạo độ ẩm cho phân làm mềm phân giúp quá trình đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thuốc này có thể làm giảm những khoáng chất trong cơ thể nên trước khi sử dụng thuốc thẩm thấu thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng.

Trong trường hợp, bạn có tiền sử bệnh về thận và tim thì không nên sử dụng thuốc có tác dụng thẩm thấu bởi lẽ nó sẽ gây ra những tác động xấu cho sức khỏe. Hiện nay, một số thuốc có tác dụng thẩm thấu được nhiều người sử dụng như Sorbitol, Forlax, Lactitol,…

Thuốc có tác dụng thẩm thấu
Thuốc trị táo bón có tác dụng thẩm thấu

Thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng tác dụng kích thích nhu động ruột nhằm đẩy phân ra ngoài. Hiện nay, thuốc nhuận tràng có hai loại hoạt chất kích thích trị chứng táo bón là Bisacodyl (Correctol, Ducodyl, Dulcolax) và Senna (Senexon, Senokot).

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng. Bởi vì, thuốc này có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, nôn mửa, chảy máu trực tràng và gây mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt bất thường,… Từ đó, tình trạng táo bón của bạn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng kích thích nhu động ruột trị táo bón

Thuốc làm mềm phân

Thuốc mềm phân là một trong những loại thuốc giúp điều trị táo bón phổ biến hiện nay. Nhóm thuốc này có tác dụng lấy nước từ ruột nhằm làm mềm phân, từ đó kích thích quá trình đi đại tiện. Thuốc làm mềm phân phổ biến được nhiều người sử dụng đó là Natri docusate (Colace). Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ nên sử dụng ngắn ngày và hạn chế vì có thể gây thiếu nước do hấp thụ nhiều nước từ ruột.

Thuốc đạn

Thuốc đạn tác động trực tiếp tới trực tràng, làm co bóp ruột và kích thích phân đi qua trực tràng nhanh hơn. Trên thị trường hiện nay thì Glycerin và Bisacodyl (Dulcolax) là hai loại thuốc đạn được sử dụng nhiều nhất.

Thuốc thụt hậu môn

Đây là nhóm thuốc trị táo bón được sử dụng khi tất cả những loại thuốc khác không phát huy tác dụng. Thuốc thụt hậu môn thường ở dạng gel hoặc dung dịch có tác động trực tiếp khi bơm vào trực tràng và sẽ kích thích động ruột cũng như tăng cảm giác muốn đi vệ sinh.

Cách điều trị táo bón khác không dùng thuốc

Bên cạnh điều trị táo bón bằng thuốc thì bạn cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong thực đơn hàng ngày của mình. Bởi vì, chất xơ không những giúp phân mềm mà còn hỗ trợ kích thích đại tràng tăng nhu động ruột nhằm thúc đẩy phân ra ngoài nhanh hơn. Không chỉ vậy, bạn cũng nên bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày. Việc uống nước sẽ làm phân mềm ra và không gây tắc nghẽn dồn ứ trong đường ruột.

Hơn nữa, bạn nên tập thể dục thể thao thường xuyên. Thông qua, những bài tập thể dục sẽ giúp thúc đẩy hoạt động của rất nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có nhu động ruột. Đây cũng là một cách vừa tăng cường sức khỏe vừa giúp việc điều trị táo bón đạt hiệu quả cao hơn.

Bổ sung chất xơ
Bổ sung chất xơ giúp phòng và điều trị táo bón

Lưu ý khi dùng thuốc trị táo bón

Để tránh những rủi ro không đáng có khi sử dụng thuốc điều trị táo bón thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Bạn không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng, vì thuốc này có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn dẫn đến tình trạng táo bón sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chỉ nên sử dụng thuốc trị táo bón trong thời gian ngắn. Khi tình trạng đi đại tiện ổn định thì nên dừng thuốc và cải thiện bằng cách điều chỉnh một chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng loại sữa chua sẽ giúp chống táo bón hiệu quả.
  • Bạn phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc dạng tháo thụt vì có thể gây tổn thương cho hậu môn.
  • Hãy sử dụng đúng liều lượng và theo chỉ định của dược sĩ hoặc bác sĩ.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm để hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón như: Wilav Jelly, Sunbee Bon, Fibersol Nguyên Sinh, Chất xơ Zeambi Spring

Như vậy, chúng ta đã vừa đi tìm hiểu 6 nhóm thuốc trị táo bón. Mỗi một sản phẩm sẽ phù hợp với từng tình trạng sức khỏe của người sử dụng. Chính vì thế, bạn cần đưa ra sự lựa chọn thật cẩn thận trước khi quyết định mua. Nếu có thắc mắc cần giải đáp thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết để được tư vấn miễn phí nhé!

Biên tập: Lâm Thị Nương, A4K75, Trường Đại học Dược Hà Nội

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC LIÊN QUAN
    Đóng So sánh ngay Xoá tất cả sản phẩm
    Đóng

    Tìm kiếm sản phẩm