Bị ho nên uống gì? Top 7 thức uống tốt cho người bị ho

5/5 - (1 bình chọn)

Vào thời điểm giao mùa, cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết nên rất dễ gặp phải các tình trạng như như sổ mũi, hắt hơi và đặc biệt là ho. Ho tuy không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng nếu kéo dài có thể gây mệt mỏi và khó chịu cho người bệnh. Khi bị ho, người bệnh sẽ phải kiêng nhiều loại thực phẩm và đồ uống khác nhau để tránh tình trạng ho trở nên nặng thêm. Vậy bị ho nên uống gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thức uống tốt cho người bị ho qua bài viết dưới đây.

Bị ho nên uống gì?

Khi bị ho, bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cũng có thể sử dụng những thức uống hỗ trợ giảm ho hiệu quả tại nhà dưới đây để giúp bệnh ho nhanh khỏi.

Nước ấm

Khi bị ho, nước ấm là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu và đơn giản nhất. Nước ấm cần thiết cho cả người bị ho khan và ho có đờm.

  • Với ho khan, nước ấm giúp làm ẩm cổ họng, cổ họng ít bị kích thích hơn, từ đó hạn chế ho khan.
  • Với người bị ho có đờm, nước ấm sẽ làm loãng và đẩy các loại dịch đờm nhầy ra khỏi cổ họng một cách nhanh chóng, giúp loại bỏ và tiêu tan các loại đờm nhầy.

Trà gừng – mật ong

Theo Đông y, gừng có tác dụng khử phong tán hàn, làm ấm họng, giúp làm dịu nhanh chóng niêm mạc họng, giảm ho, long đờm hiệu quả. Trong gừng chứa các thành phần giúp cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng như zingiberol, zingiberene, borneol, capsaicin,…

Mật ong làm dịu và giảm cơn ho hiệu quả nhờ các chất chống oxy hóa và một số đặc tính kháng khuẩn khác. Sự kết hợp gừng và mật ong từ lâu đã được sử dụng để điều trị ho và cảm lạnh.1)

trà gừng mật ong
Trà gừng mật ong giúp cải thiện tình trạng ho khan hiệu quả

Cách pha trà gừng – mật ong giảm ho

  • Gừng tươi đem rửa sạch rồi giã nát
  • Cho nước vào rồi đun sôi trong vài phút
  • Lọc lấy phần nước và hòa chung với mật ong
  • Chia 2 lần uống mỗi ngày

Lưu ý: Không cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi sử dụng mật ong để tránh ngộ độc.

Nước chanh/quất chưng đường phèn

Chanh chứa hàm lượng lớn vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng, hạn chế tình trạng bị bệnh. Bên cạnh đó, thành phần acid citric và các hoạt chất khác có trong chanh giúp loãng đờm, giảm ho, giảm đau họng…

Quả tắc (quất) có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất như pectin, vitamin, đường,…có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, kháng virus, giúp làm long đờm, trị ho hiệu quả.

quất chưng đường phèn
Quất chưng đường phèn giúp giảm ho, ngứa cổ

Cách pha nước chanh/quất chưng đường phèn:

  • Chanh/tắc đem rửa sạch, cắt đôi
  • Đem chanh/tắc hấp cách thủy với đường phèn
  • Uống trong ngày khi còn ấm

Nước lá hẹ

Lá hẹ tươi có tính ấm, vị cay ngọt, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu độc, long đờm, trợ khí. Các hoạt chất kháng sinh có trong lá hẹ như allicin, odorin, sulfit,…giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, lá hẹ chứa hàm lượng vitamin C cao giúp bảo vệ hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh, có lợi trong giảm ho.2)

Cách làm nước lá hẹ giảm ho:

  • Rửa sạch lá hẹ tươi, ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Rửa lại với nước và để ráo.
  • Cắt nhỏ và xay nhuyễn lá hẹ với nước ấm bằng máy xay sinh tố.
  • Lọc lấy phần nước, chia đều uống 3 lần mỗi ngày.
  • Bảo quản trong tủ lạnh

Nước củ cải trắng

Theo Đông y, củ cải tươi có vị cay, tính mát, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh về hô hấp, viêm họng, ho,… nhờ công dụng tiêu đờm, giảm viêm. Ngoài ra, củ cải trắng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin, sắt, photpho,…3)

Cách làm nước củ cải trắng giảm ho:

  • Củ cải trắng đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi ép lấy nước cốt, cho vào nồi.
  • Đun sôi nước cốt đến khi đặc lại, thêm mật ong vào, khuấy đều. Tắt bếp, để nguội.
  • Mỗi lần dùng 1 – 2 muỗng cà phê, pha loãng với nước ấm.
  • Bảo quản trong lọ kín.

Nước ép tỏi

Các thành phần như allicin, ajoene trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, với vai trò như một kháng sinh tự nhiên giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh. Nhờ đó, tỏi giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch. Theo Đông y, tỏi có tính ấm, vị cay, từ lâu, tỏi đã được sử dụng để chữa các bệnh về đường hô hấp, giúp loại bỏ đờm và giảm các triệu chứng ho nhanh chóng

nước ép tỏi
Nước ép tỏi giúp làm giảm tình trạng ho hiệu quả

Cách làm nước ép tỏi giảm ho: Lấy một vài tép tỏi rửa sạch, bóc vỏ và ép lấy nước uống.

Bạn có thể tham khảo thêm cách làm siro tỏi mật ong:

  • Xay hoặc giã 2 – 3 củ tỏi tươi đã bóc vỏ.
  • Chuẩn bị một chút mật ong và nước sạch, đổ tỏi vào nồi đun cùng với nước và mật ong. Đến khi hợp chất sánh mịn.
  • Ngậm và nuốt hỗn hợp từ từ. Mỗi ngày ngậm 2 – 3 lần cho đến khi khỏi hẳn.
  • Cho hỗn hợp đã nguội vào lọ thủy tinh kín nắp, bảo quản ở ngăn mát.

Trà bạc hà

Thành phần tinh dầu Menthol trong lá bạc hà có tác dụng kháng khuẩn, tiêu đờm, giúp làm dịu cơn ho và các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh. Lá bạc hà có tính mát, vị cay giúp làm thông đường thở, giảm tình trạng khò khè, khó thở.

Cách làm trà bạc hà giảm ho: Uống trà ấm và cho thêm một vài lá bạc hà tươi.

Bị ho không nên uống gì?

Bên cạnh những thức uống nên dùng khi bị ho, bạn cũng nên tránh sử dụng một số loại nước uống không tốt cho người bị ho dưới đây.

Đồ uống lạnh

Uống nhiều đồ lạnh dễ dẫn đến tình trạng viêm họng và làm cho ho nặng nề hơn. Vì vậy bị ho có đờm nên kiêng những loại đồ ăn thức uống lạnh.

Các loại thức uống chứa cồn như bia, rượu, các chất kích thích khác

Rượu, bia khiến cổ họng bị khô làm tình trạng ho và viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại nước ngọt, nước có ga

Uống nhiều nước ngọt, nước có ga khiến cổ họng bị đau rát và làm trầm trọng thêm tình trạng ho, viêm họng.

các loại nước ngọt, nước có ga
Khi bị ho, bạn không nên uống các loại nước ngọt, nước có ga

Những thực phẩm khác

  • Đồ cay nóng: Những thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt,…gây kích thích mạnh cổ họng khiến tình trạng ho kéo dài.
  • Đồ ăn nhiều dầu: Đồ ăn chiên rán khiến bệnh ho nặng hơn kèm theo khò khè, khó thở do đó nên kiêng đồ ăn có nhiều dầu, đặc biệt khi bị ho có đờm.

Bà bầu bị ho nên uống gì?

Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu dễ bị giảm sút, khiến cho các thai phụ mắc các bệnh đường hô hấp. Vì vậy tình trạng ho khi mang thai trở nên phổ biến, các triệu chứng ho có thể kéo dài và gây ảnh hưởng tới thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi, có thể tham khảo một số cách bên dưới:

  • Giảm ho bằng nước ấm.
  • Giảm ho bằng chanh và mật ong.
  • Giảm ho bằng dầu khuynh diệp.
  • Giảm ho bằng lê hấp đường phèn.
  • Giảm ho bằng củ cải trắng.

Mẹ sau sinh bị ho nên uống gì?

Để đảm bảo tính an toàn của nguồn sữa mẹ và không gây ảnh hưởng đến con nhỏ, các mẹ có thể sử dụng một số thảo dược để điều trị khi bị ho.

  • Giảm ho bằng chanh
  • Giảm ho bằng quất
  • Giảm ho bằng lá húng chanh
  • Giảm ho bằng cháo hành và tía tô

Trẻ em bị ho nên uống gì?

Do hệ hô hấp chưa hoàn thiện nên sức đề kháng của trẻ còn yếu, dễ dẫn đến tình trạng ho khan, cảm lạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian chuyển mùa, thời tiết lạnh, khô hanh. Các mẹ có thể tham khảo những phương pháp an toàn và hiệu quả dưới đây cho bé:

  • Giảm ho với gừng
  • Giảm ho với lê
  • Giảm ho với chanh
  • Giảm ho với lá hẹ

Trên đây là những thức uống giúp giảm ho hiệu quả. Chúng tôi hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.

  1. (health – 11 Top Foods to Eat With a Sore Throat – https://www.health.com/condition/ear-nose-throat/foods-to-eat-with-a-sore-throat (truy cập ngày 10.01.2024) []
  2. (suckhoedoisong – 7 cách dùng cây rau hẹ giảm ho, viêm họng – https://suckhoedoisong.vn/7-cach-dung-la-he-tuoi-giam-ho-viem-hong-169231113170725882.htm (truy cập ngày 10.04.2024) []
  3. (suckhoedoisonh – Củ cải trị ho, hen suyễn – https://suckhoedoisong.vn/cu-cai-tri-ho-hen-suyen-169210904070932871.htm (truy cập ngày 10.04.2024) []
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC LIÊN QUAN
    Đóng So sánh ngay Xoá tất cả sản phẩm
    Đóng

    Tìm kiếm sản phẩm