Bị tiêu chảy nên uống gì? Cách cầm tiêu chảy tại nhà an toàn

5/5 - (1 bình chọn)

Mất nước là một trong các chuyển biến nghiêm trọng khi bị tiêu chảy, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy, bị tiêu chảy nên uống gì để bù nước? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về những loại nước nên uống khi bị tiêu chảy.

Bị tiêu chảy nên uống gì?

Tình trạng tiêu chảy khiến người bệnh đi ngoài liên tục, dẫn đến cơ thể bị mất đi lượng lớn nước – điện giải. Vì thế, khi bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là cần phải bù nước – điện giải cho cơ thể.

Khi bị tiêu chảy, người bệnh có thể bù nước – điện giải cho cơ thể bằng một số cách dưới đây.1)

Bổ sung nước – điện giải bằng Oresol

Bổ sung nước - điện giải bằng Oresol
Tiêu chảy khiến cơ thể sẽ mất nước do đi ngoài nhiều

Tiêu chảy khiến cơ thể sẽ mất nước do đi ngoài nhiều. Vì thế, người bệnh nên bổ sung nước – chất điện giải đã mất bằng cách uống oresol. Đây là một trong những phương án tối ưu và mang lại hiệu quả cao.

Bạn chỉ cần pha một gói oresol với lượng nước đúng theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.

Lưu ý, phải pha thuốc bằng nước nguội và không được pha với nước khoáng. Ngay sau khi pha xong, người bệnh nên uống luôn. Không nên để qua ngày hôm sau.

Liều dùng còn tùy thuộc vào trọng lượng của cơ thể người bệnh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, sau mỗi lần đi phân lỏng thì lượng oresol cần dùng là 10ml/1kg trọng lượng của cơ thể.

Bổ sung nước cho cơ thể

Nước giữ vai trò quan trọng trong cơ thể của chúng ta. Để có thể bù lại lượng nước đã bị mất khi bị tiêu chảy, bạn nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.

Chú ý, không nên uống một lúc quá nhiều nước, nên uống từng ngụm nhỏ.

Trị tiêu chảy bằng gừng

Trị tiêu chảy bằng gừng
Uống trà gừng rất tốt cho người bị đau bụng đi ngoài

Theo Đông y, khi vùng bụng và thắt lưng không được giữ ấm sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, dẫn đến hàn tà trực trúng đường ruột gây tiêu chảy.

Gừng là một trong các vị thuốc tốt cho hệ tiêu hóa, giúp làm ấm dạ dày, có khả năng chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn. Chính vì vậy, uống trà gừng rất tốt cho người bị đau bụng đi ngoài. Khi bị tiêu chảy liên tục, việc uống trà gừng sẽ giúp làm ấm cơ thể từ bên trong, bù lượng nước đã bị mất của cơ thể.2)

Uống trà vỏ cam

Vỏ cam rất giàu pectin – một chất xơ hòa tan được gọi là polysaccharide. Khi pectin tiếp xúc với chất lỏng, nó sẽ nở ra và tạo gel. Chính nhờ vậy, khi bị tiêu chảy, uống trà vỏ cam chứa pectin sẽ giúp phân của người bệnh trở nên đặc hơn, cải thiện tình trạng tiêu chảy mất nước. Pectin còn có khả năng hỗ trợ sự phát triển của các lợi khuẩn và probiotic bên trong đường ruột. Điều này sẽ giúp làm giảm nhanh chóng những triệu chứng đi ngoài lỏng.3)

Uống trà vỏ cam
Uống trà vỏ cam tốt cho người bị tiêu chảy

Bạn chỉ cần gọt vỏ cam và rửa thật sạch, sau đó đem đun sôi với nước trong khoảng 10- 15 phút và có thể cho thêm ít mật ong để tăng thêm hương vị cũng như dễ uống hơn.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn mua cam tại những cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng. Tránh trường hợp mua phải cam có dính hóa chất độc hại khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên ngâm cam với nước muối khoảng 15 phút trước khi hãm trà để loại bỏ được một phần tạp chất bên ngoài.

Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc có khả năng kháng khuẩn, làm lành tổn thương ở dạ dày và đầy bụng, khó tiêu, điều trị viêm ruột hay chữa tiêu chảy. Uống trà hoa cúc cũng là một biện pháp bù nước hiệu quả tại nhà.4)

Uống nước cháo hoặc nước gạo rang

Trong nước cháo hay nước gạo rang có chứa nhiều tinh bột giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, góp phần giúp làm phân rắn hơn.

Bạn chỉ cần chắt lấy phần nước cơm đang sôi khi cơm gần chính hoặc nước cháo và uống ngay khi còn ấm. Trong trường hợp bạn có nhiều thời gian hơn thì hãy rang gạo tẻ hoặc gạo lứt cho đến khi hạt gạo nở bung ra, cho thêm nước vào đun sôi và để trong bình giữ nhiệt dùng dần.

Uống nước dừa

Uống nước dừa
Nước dừa được khuyên dùng khi bị tiêu chảy

Nước dừa là một trong những đồ uống được khuyên dùng khi bị tiêu chảy do trong nước dừa chứa nhiều chất điện giải như kali, magie, canxi,.. Uống nước dừa sẽ giúp bổ sung điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, nước dừa là thức uống ngon, phù hợp với nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em.

Lưu ý, khi uống nước dừa bạn không nên pha thêm đường mà chỉ nên uống dừa nguyên chất hoặc có thể thêm vài hạt muối.

Bị tiêu chảy không nên uống gì?

Vậy khi bị tiêu chảy cần tránh những loại nước nào?

Dưới đây là những loại đồ uống bạn không nên sử dụng khi bị tiêu chảy.

Không nên uống sữa có lactose

Việc đi ngoài liên tục đã làm giảm lượng enzyme chuyên tiêu hóa đường lactose trong sữa, từ đó gây khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn. Không chỉ vậy, một số người bị dị ứng với chất đạm bò có trong sữa làm tăng khả năng bị tiêu chảy. Chính vì vậy, mọi người không nên uống sữa khi đang bị đi ngoài.

Tránh uống cà phê, đồ uống có ga

Tránh uống cà phê, đồ uống có ga
Trong cà phê có thành phần caffein không tốt cho người bị tiêu chảy

Trong cà phê có thành phần caffein sẽ làm kích thích hệ thần kinh đại tràng và tăng nhu động ruột khiến cho quá trình vận chuyển thức ăn cũng như phân trong ống tiêu hóa trở nên bất thường. Vì thế, khi bị tiêu chảy người bệnh cần tránh uống cà phê.

Ngoài cà phê thì đồ uống có ga cũng sẽ gây nên tình trạng như trên.

Không nên sử dụng rượu, bia

Không nên uống bia rượu, đồ uống có cồn khi đang bị tiêu chảy vì chúng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Lưu ý khi chữa tiêu chảy tại nhà

Khi điều trị tiêu chảy ở nhà cần lưu ý những điều như sau:

Những điều cần chú ý khi chữa tiêu chảy tại nhà

Khi điều trị tiêu chảy tại nhà, bên cạnh việc bổ sung nước – điện giải, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ góp phần cải thiện tình trạng bệnh.
  • Dụng cụ để chế biến món ăn cho người bị tiêu chảy phải đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ. Để tránh vi khuẩn gây ra tình trạng tiêu chảy bạn nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Khi bị tiêu chảy mất sức, nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh các hoạt động tốn nhiều thể lực khi sức khỏe còn yếu.
  • Không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Phụ huynh không tự ý mua thuốc điều trị tiêu chảy mà không có chỉ định của các bác sĩ.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Khi phát hiện bị tiêu chảy đi kèm các triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Nôn, buồn nôn
  • Co giật.
  • Sốt cao.
  • Ngất xỉu.
  • Tim đập nhanh.
  • Mất phương hướng.
  • Phân đen hoặc có máu.

Trên đây là những chia sẻ về việc bị tiêu chảy nên uống gì và kiêng gì? Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Người soạn bài: Lâm Thị Nương, P1K75 – Trường Đại học Dược Hà Nội.

  1. (verywellhealth – How Diarrhea Is Treated – https://www.verywellhealth.com/diarrhea-treatment-4685620 (truy cập ngày 29/11/2023) []
  2. (healthline – Can Ginger Treat Diarrhea? – https://www.healthline.com/health/ginger-for-treatment (truy cập ngày 29/11/2023) []
  3. (healthline – What Is Pectin? A Unique Fiber Explained – https://www.healthline.com/nutrition/pectin#benefits (truy cập ngày 29/11/2023) []
  4. (verywellhealth – How to Stop Diarrhea Fast – https://www.verywellhealth.com/how-to-make-diarrhea-go-away-1324506 (truy cập ngày 29/11/2023) []
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC LIÊN QUAN
    Đóng So sánh ngay Xoá tất cả sản phẩm
    Đóng

    Tìm kiếm sản phẩm